Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chức trách của một nhà quản lý giáo dục cơ sở

Tạp Chí Giáo Dục

Khi nhc đến thành tích ca mt nhà trưng, ngưi đu tiên đưc biu dương là hiu trưng (HT). Tuy nhiên đ nhà trưng đt đưc các thành tích GD, HT không phi là ngưi duy nht có “công trng” mà phi là công sc ca c tp th hi đng sư phm, trong đó có s đóng góp “âm thm mà cao c” ca các phó HT (hiu phó – HP).

Mt gi lên lp ca phó hiu trưng ph trách chuyên môn (nh minh ha). Ảnh: I.T

Để xác định rõ vai trò, vị trí của HP trong nhà trường, nhằm khẳng định quyền hạn của chức vụ này trong các văn bản chỉ đạo ngành thì thấy “nhân vật” này được nhắc đến rất hạn chế.

1. Ở vị trí phụ trách chuyên môn, HPCM là người chịu trách nhiệm về chất lượng học tập của HS và chất lượng giảng dạy của GV. Nhiệm vụ của HPCM ngay từ đầu, khi chuẩn bị khai giảng năm học là phân công GV. Chính HPCM là người tham mưu cho HT trong việc bố trí nguồn nhân lực trong nhà trường (muốn nói là GV) sao cho linh hoạt cho từng vị trí, từng công việc, từng bộ môn một cách có nghệ thuật, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ nâng cao chất lượng GD; để tất cả GV đều tham gia giảng dạy một cách hiệu quả và phát huy năng lực đó vào quá trình phát triển chung của nhà trường. Việc phân công GV cũng là vấn đề nan giải sao cho có lý, có tình, để qua đó nâng cao năng lực của GV về mọi mặt (cả về trí tuệ, thể lực, phẩm chất, đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp và sự tương tác giữa các GV trong nhà trường và giữa GV với HS)… Khi đã phân công xong (nghĩa là bố trí lớp dạy) thì phải xếp thời khóa biểu. Đây là công đoạn gian nan (nhiều giằng xé giữa lý và tình) vì phải bảo đảm số tiết học từng môn (đương nhiên); cân đối điều hòa các môn học trong buổi; cố định tiết 1 ngày thứ hai (sinh hoạt dưới cờ) và tiết cuối ngày thứ bảy (sinh hoạt lớp) cho GVCN; phải có tiết đôi cho các môn ngữ văn, toán và không được tiết đôi cho các môn như lịch sử, địa lý…; đáp ứng nguyện vọng “tế nhị” của thầy này không dạy tiết đầu do nhà xa, cô kia không dạy tiết cuối do con nhỏ… Ôi sao mà lắm điều nan giải, dù hiện nay có phần mềm xếp thời khóa biểu, nhưng cũng chỉ hỗ trợ phần nào, vì làm sao “robot” có thể thay người để đáp ứng những nguyện vọng “thiết tha muôn hình vạn trạng”, nhất là ở các trường có số GV đứng lớp trên dưới trăm người. Vậy mà phải hoàn thành đúng tiến độ giảng dạy và thời khóa biểu này còn phải thường xuyên thay đổi trong năm học theo phân phối chương trình và khi có biến động về nhân sự. Để chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của GV, HPCM còn phải là người luôn chủ động cập nhật các văn bản mới nhất của cấp trên cho từng môn học (gần như phải thuộc nằm lòng) để chỉ đạo chính xác cho việc giảng dạy của GV và học tập của HS. Theo định kỳ, thường là hàng tháng và cuối học kỳ, HPCM phải duyệt hồ sơ của các tổ chuyên môn và GV; theo dõi và kiểm tra việc thực hiện chương trình và điểm số; thường xuyên dự giờ GV theo kế hoạch kiểm tra nội bộ và kiểm tra theo chu kỳ… Chỉ riêng giáo án của GV duyệt là phải đọc, để góp ý khi cần thiết, đòi hỏi một quỹ thời gian cần thiết và trình độ nhất định cho từng bộ môn (kể cả phân môn). Rồi đến các kỳ kiểm tra của cấp trên, mà đã kiểm tra trường học thì chuyên môn là chính, vậy là HPCM lại là người chịu trách nhiệm đứng ra báo cáo, giải trình, thuyết minh công việc… Hàng ngày, do là thành viên của BGH nên HPCM cũng có trách nhiệm giải quyết các sự vụ, sự cố xảy ra trong nhà trường, nhất là với HS, thành phần đứng cùng “top” với “nhất quỷ, nhì ma…”; phải trực tiếp điều động GV dạy thay khi có GV vắng hoặc đi công tác (điều liên tục xảy ra). Ngoài ra theo quy định hiện hành thì HP cũng phải dạy lớp 4 tiết /tuần, vậy là giáo án, kiểm tra, chấm bài, nhập điểm… như là một GV bình thường. Với áp lực công việc như thế cùng với thời gian làm việc hàng ngày không phải là “8 giờ vàng ngọc” mà phải nhiều hơn theo buổi học (5 tiết) của HS cả sáng lẫn chiều, HPCM quả là người “nghìn mắt nghìn tay” để kiên trì “giải quyết” khối lượng công việc “bình thường” đó. Nhìn chung, trong “mặt trận” GD tại trường, HPCM là người “lĩnh ấn tiên phong”, “xông pha trận mạc”.

2. Còn HPCSVC thì có người cho là vị trí công việc nhẹ nhàng, ít trách nhiệm. Coi chừng “bé cái lầm”. Phải “nằm trong chăn mới biết chăn có rận”. Hiện nay CSVC nhà trường luôn được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, bảo đảm, đáp ứng chất lượng dạy và học cũng như sức khỏe cho HS, nghĩa là tăng thêm trách nhiệm cho HPCSVC. Ở mỗi trường, có thể liệt kê sơ bộ gồm: Các phòng hiệu bộ, hệ thống các phòng học, phòng bộ môn, phòng công nghệ thông tin (dành cho GV dạy bằng giáo án điện tử), phòng của các bộ phận phục vụ, khu vệ sinh, nhà để xe; hệ thống điện, nước sạch… Trong từng phòng và khu vực chức năng đều được trang bị các trang thiết bị và vật dụng phù hợp với mục đích sử dụng. Việc quản lý tốt để khai thác, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, đúng chế độ tài sản, phương tiện, thiết bị và thực hiện chế độ duy tu, bảo trì, bảo dưỡng đúng quy trình kỹ thuật… đòi hỏi phải có kế hoạch dài hơi, đòi hỏi nghiệp vụ chuyên biệt và phải có mặt thường xuyên tại trường để “phục vụ” cho các hỏng hóc có thể xảy ra thường xuyên đối với máy móc, thiết bị (qua tay HS). Ngoài ra HPCSVC còn là người thực hiện công tác văn thư lưu trữ, tổ chức phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trong nhà trường; quản lý dữ liệu CBGV-CNV, dữ liệu HS… Còn nữa, cũng như HPCM, HPCSVC phải tham gia điều hành hoạt động của nhà trường; giải quyết các sự vụ trong ngày; tham gia giảng dạy 4 tiết/ tuần với đầy đủ mọi loại hồ sơ sổ sách như GV đứng lớp và còn hơn nữa phải là người hàng ngày luôn có mặt ở trường trước giờ HS đến trường và rời trường sau khi không còn HS nào ở lại và kiểm tra tổng quát các phòng ốc trong toàn trường… Nói chung, trong trường, HPCSVC phải là người nghe “a-lô” là “ô-kê” trong suốt thời gian trường hoạt động và kể cả lúc ngoài giờ hoạt động, là người của “vó ngựa sa tràng” luôn có mặt nơi “dầu sôi lửa bỏng”.

Áp lực công việc thì ai cũng gặp phải, nhưng trong nhà trường phổ thông, HP luôn là những người có áp lực rất lớn với số lượng công việc đồ sộ cần giải quyết và thậm chí giải quyết cấp thời nhằm cùng với HT tiến hành hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường trên cơ sở tương hợp tâm lý cao trong BGH, cùng với sự thống nhất động cơ, mục đích, nhu cầu, quan điểm, định hướng… cho sự phát triển của nhà trường. Từ đó cho thấy thành tích đạt được của nhà trường là có sự đóng góp không nhỏ (thậm chí là rất lớn) của các HP. Cần có thái độ trân trọng với sự cần mẫn của các thầy cô này để có sự cảm thông, chia sẻ, phối hợp trong mọi hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mà nhà trường nào cũng luôn hướng đến.

Trn Đăng Huy (TP.Cn Thơ)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)