Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Chung hệ thống dữ liệu tuyển sinh: Cả thí sinh và trường được lợi

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc thông tin B LĐ-TB&XH gi văn bn đ ngh B GD-ĐT phi hp tuyn sinh CĐ, TC và quy đnh khi lưng kiến thc văn hóa THPT cho hc sinh trình đ TC, lãnh đo nhiu trưng CĐ, TC đã bày t vui mng, cho rng, nhng li ích đi vi thí sinh và c trưng là điu có th thy rõ.

Vic phi hp xây dng h thng cơ s d liu tuyn sinh chung s giúp hot đng tư vn tuyn sinh, hưng nghip thun li hơn

Theo văn bản này, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tuyển sinh chung. Trong đó thí sinh có thể đăng ký dự tuyển trình độ ĐH, CĐ và TC trên một mẫu phiếu thống nhất và chia sẻ dữ liệu thi THPT quốc gia để phục vụ tuyển sinh CĐ, TC.

Cn thiết và chưa mun

Trước đây, khi bậc CĐ, TC chưa bàn giao về Bộ LĐ-TB&XH, các trường ĐH, CĐ được xét tuyển chung một hệ thống, dùng chung dữ liệu tuyển sinh. Từ năm 2017, trường CĐ (trừ khối đào tạo sư phạm) chuyển giao sự quản lý từ Bộ GD-ĐT sang Bộ LĐ-TB&XH, bắt đầu tách khỏi hệ thống tuyển sinh chung, gặp những trở ngại không nhỏ.

ThS. Vũ Văn Đông (Trưởng phòng Đào tạo – Công tác sinh viên Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM) chỉ ra, hai năm qua khi không dùng chung hệ thống xét tuyển, các trường CĐ đã gặp nhiều bất lợi như không được hỗ trợ truyền thông, quảng bá thông tin chính thức trên hệ thống của Bộ GD-ĐT; học sinh các trường THPT không có thông tin tuyển sinh của các trường CĐ trong khi các trường lại khó tiếp cận được thí sinh, phải tạo sân chơi mặc dù đây là điều rất khó, rất tốn kém. Mấy năm nay, công tác tuyển sinh vào hệ CĐ đã ít thuận lợi, lại không được hỗ trợ về dữ liệu tuyển sinh nên càng khó khăn.

Vì vậy theo ông Đông, nếu hệ thống cơ sở dữ liệu tuyển sinh chung được hai bộ cùng phối hợp xây dựng, các trường CĐ, TC sẽ thuận lợi hơn trong công tác tư vấn, truyền thông, tiếp cận học sinh. Học sinh phổ thông cũng có cơ sở nắm bắt thông tin của các trường CĐ, chủ động lựa chọn trường/ngành yêu thích. “Khi có hệ thống chung, công tác phối hợp giữa các trường CĐ với sở, ban ngành cũng sẽ nhanh chóng. Thực tế hiện nay, các trường CĐ còn gặp bất lợi khi tiếp cận phối hợp với các sở GD-ĐT, các trường THPT để thực hiện tuyển sinh do thiếu hệ thống hỗ trợ, các trường từ chối không phối hợp” – ông Đông cho biết.

TS. Trần Mạnh Thành (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt) cũng hoan nghênh việc thống nhất cơ sở dữ liệu tuyển sinh chung, cho rằng đối với hoạt động đào tạo nhân lực, bộ nào cũng có trách nhiệm như nhau. Việc phối hợp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tuyển sinh chung giữa hai bộ là điều hết sức cần thiết và cũng chưa phải muộn, tạo nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho người học. Ngay từ đầu, người học sẽ chủ động chọn bậc học họ mong muốn dù là ĐH, CĐ hay TC thay vì chỉ chọn ĐH trước, xét đến khi nào không đậu mới tìm đến CĐ.

Theo ông Thành, hai năm nay, khi phải “tự thân vận động” tuyển sinh để đưa thông tin đến thí sinh, phụ huynh, các trường CĐ phải rất vất vả, mất rất nhiều  công sức, thời gian và chi phí. Các trường CĐ trước đây đã có thời gian dài tuyển sinh chung trong hệ thống của Bộ GD-ĐT, nay việc khôi phục trở lại sẽ nhanh chóng, không trở ngại gì.

Thí sinh TP.HCM thi THPT quc gia năm 2018

TS. Hoàng Văn Phúc (Hiệu trưởng Trường TC Công nghệ Bách Khoa) cũng nhìn nhận, việc phối hợp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tuyển sinh là cần thiết, giúp thí sinh thuận lợi trong đăng ký xét tuyển. Khi dùng chung, các trường sẽ biết được dữ liệu quốc gia; nắm được số lượng học sinh ở bậc nào, hệ nào để xét tuyển phù hợp. Nếu có được nguồn dữ liệu đồng nhất, các doanh nghiệp cũng phần nào nắm được bản đồ nguồn lao động từ đó chủ động trong việc sản xuất, kinh doanh.

Ông Phúc nhấn mạnh, khi không được xét tuyển chung hệ thống, các trường chắc chắn gặp khó do thông tin đến với thí sinh bị hạn chế; hồ sơ xét tuyển trường phải nhập liệu bằng tay vì không có dữ liệu chung…

Tuyn sinh TC, CĐ hết… “tê lit”

Ông Nguyễn Hữu Tài (Trưởng phòng Khảo thí – CNTT Sở GD-ĐT Tây Ninh) nhận định, việc thống nhất cơ sở dữ liệu tuyển sinh thực sự có ý nghĩa đối với các trường CĐ, TC, bởi 2 năm qua, hoạt động tuyển sinh của các trường này như bị “tê liệt” do “đứt” thông tin tuyển sinh giữa thí sinh và nhiều trường CĐ, TC. Không chỉ vậy, việc này còn tạo thuận lợi cho công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tại các địa phương. Hai năm qua, hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tại cơ sở, các trường phổ thông cũng gặp trở ngại do bị hổng cả thông tin về mảng đào tạo nghề, CĐ, TC.

“Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng chung hệ thống cơ sở dữ liệu, hai bên cần phối hợp, nhất là phối hợp với các sở GD-ĐT để đẩy mạnh khâu tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Vì học sinh các trường phổ thông thuộc hệ thống của Bộ GD-ĐT quản lý, Bộ LĐ-TB&XH không trực tiếp nắm” – ông Tài cũng đề xuất.

Mê Tâm

 

Bình luận (0)