Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chứng nhân 30 mùa xuân trên đỉnh Hải Vân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Thi khc chuyn giao năm cũ và năm mi trên đnh Hi Vân luôn đc bit. Trong không gian yên tĩnh, mùi hương ta ra t đt, t cây rng, t ngn gió bin nhè nh thi qua như tiếp thêm cho mình ngun năng lưng mi. V khách xông đt đu năm cũng tht đc bit, bi h chưa bao gi thân quen nhưng vn đon đ hi chào, chúc mng năm mi. Nim vui y không phi ai cũng có đưc”. Li Thanh Hà – gã “khùng” hơn 30 năm sng trên đnh Hi Vân bày t!

Li Thanh Hà bo, non nưc Hi Vân là nim t hào ca nhng ngưi dân đt Vit

Yêu Hi Vân qua tng lá cây, ngn c

Trên dọc dài thiên lý đi qua dải đất miền Trung, ngọn đèo Hải Vân cao đến 1.700 mét so với mực nước biển được mệnh danh là chốn “Đệ nhất hùng quan” luôn như một hấp lực thu hút du khách bởi cảnh đẹp như tranh vẽ trên đỉnh đèo và câu chuyện của những lữ khách từng ngang qua ngọn đèo về gã “khùng” Lại Thanh Hà một đời bám núi làm thơ.

Lại Thanh Hà từng có một thời thanh niên sôi nổi, làm tài xế lái xe “quá cảnh” của Cục 6 (Cục Vận tải ô tô số 6), chuyên vận chuyển hàng đi Lào. Năm 1979, gã gặp và nên duyên với cô gái gốc Huế tên Lê Thị Năm Phượng. Sau ngày cưới, gã cùng vợ về dựng mái ấm phía Bắc chân đèo Hải Vân để sinh sống và có cùng nhau 3 người con. Sau những lần lang thang chăn bò, kiếm củi, gã nhiều lần dừng chân nghỉ lại đỉnh Hải Vân và mê đắm khung cảnh chốn mây ngàn gió núi. Năm 1989, gã quyết định ôm áo lên trú ngụ tại đỉnh đèo mặc cho vợ gã nhiều lần can ngăn. Thời điểm ấy khi hầm Hải Vân chưa thông, gã nghĩ ra cách xây dựng dịch vụ vệ sinh để phục vụ cho du khách và cánh tài xế mỗi ngày ngang qua, mỗi lượt 1 ngàn đồng. Vào những chiều muộn hay sớm mai, khi sương len qua đỉnh núi, gã ngồi nhắm rượu, làm thơ. Cũng chính vì mê thơ mà cuộc tình của gã với vợ sau nhiều lần đứt rồi nối, nối rồi lại đứt, gã trở về cuộc sống độc thân. Gã chỉ tay về phía cuối đỉnh đèo, giọng trầm trầm: “Giờ tôi và đại ca Mắm (tên thân mật gã thường gọi vợ) đã ở hai đầu xa thẳm. Tình yêu của tôi dành hết cho ngọn đèo”. Gã kể, sau khi mở được thêm một quán nhỏ bán cà phê, hàng lưu niệm, gã không còn kinh doanh dịch vụ vệ sinh mà mở cửa miễn phí. Nhiều người bảo gã “khùng”. Gã cũng tự nhận mình là “khùng” thật. Chính gã trong lúc buồn bã, có lần gã tự mình làm con gà, cút rượu tạ mây trời núi đá xin đổi tên thành Lại Phiền Hà.

Khách nưc ngoài tham quan Niceview và chnh lưu nim cùng Li Thanh Hà

Gã không nhớ mình đã trụ lại đỉnh đèo này bao nhiêu năm nhưng gã lại nhớ mồn một từng cái cây gã trồng xuống ngọn đèo này. Gã còn tìm cách dẫn nước xuống phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu và vạt đá tạo dòng chảy để tránh cho đèo bị sạt lở. Chỉ tay lên ngọn núi đá chênh vênh, nơi những bồn chứa nước do chính gã đầu tư tiền và công sức để dẫn nước về, gã nói: “Tôi đã vào đến tận những dòng suối sâu cách đây vài cây số để kéo dây dẫn nước về, những thùng chứa nước này để dẫn nước đi phục vụ tưới cây cối cho xanh tươi, mặt khác giúp hạn chế sức mạnh dòng chảy dẫn đến sạt lở núi”. Mấy năm nay, dù đôi chân không còn khỏe, gã vẫn trần lưng vần đá tạo hình nên “Ngọn núi Thiên Thai”, tìm mua các loại hoa, cây thuốc nam về tạo nên khu vườn đầy hoa lá. Gã tự hào: “Những cây cối, bông hoa này sẽ tạo view đẹp níu chân du khách. Đó cũng là cách để quảng bá với du khách thập phương về non nước quê mình”, gã trải lòng.

Mong cho nhng cái Tết yên bình

Lại Thanh Hà kể, hơn 30 năm rồi gã chưa về phố đón Tết. Với gã, Tết ở đỉnh đèo thật đặc biệt. Nhất là khoảnh khắc giao thừa giữa thinh không trời đất như tiếp thêm sự sống và tình yêu. Những vị khách đầu năm đến với gã mỗi năm mỗi khác, họ là những dân phượt ngang đèo dừng chân thưởng thức ly cà phê nóng ấm, hay những tài xế trên chuyến xe trở về muộn mằn từ năm cũ, đôi khi đó là những du khách Tây vì yêu khung cảnh thiên nhiên mà ghé lại. Câu chuyện đầu năm của mỗi mảnh đời mỗi khác nhưng họ không quên dành cho gã lời chúc “chân cứng đá mềm” để lần sau trở lại. Còn gã chia vui cùng họ ly rượu nhạt, đôi bài thơ do gã tự làm về tình yêu thiên nhiên bên di tích Hải Vân quan.

Li Thanh Hà t b tin túi ra mua ng dn nưc, xây h thng tiêu năng đ tránh st l đèo

Gã nói, ở lại Hải Vân quan không đơn thuần vì yêu thích nơi này mà gã ở lại để giúp đỡ cho người không may sơ sẩy khi ngang qua cung đèo này trong những ngày đầu năm mới. Chuyện cứu người của gã mấy chục năm nay không còn là chuyện lạ. Nhiều người coi gã là ân nhân, còn gã chỉ nhận ở họ những cái ôm thân tình, tuyệt nhiên không tiền bạc. “Nhiều năm trước khi hầm Hải Vân chưa thông xe, chuyện người đi đường bị tai nạn trên cung đèo này thường hay xảy ra. Mỗi lần nghe tin có người bị nạn là tôi tức tốc tìm cách đưa họ về phố cấp cứu, băng bó vết thương. Tết thì vui nhưng để vui hơn thì nên đi lại cẩn thận, an toàn. Tôi chỉ mong có thế và suốt mấy chục năm nay, mỗi lần đón khách ở đỉnh đèo này tôi đều nhắn nhủ với họ điều đó”, gã bộc bạch.

V thanh ngưi li đnh đèo

Dừng chân lại cung đèo Hải Vân trên hành trình du xuân, vợ chồng anh Moritz háo hức với không gian Niceview của Lại Thanh Hà: “Đây là lần thứ 2 tôi trở lại cung đèo này vào mùa xuân. Tôi mến tấm lòng hiếu khách của ông Hà và đặc biệt thích không gian ngắm cảnh do ông tạo ra cho du khách chúng tôi được ngắm miễn phí”. Trong câu chuyện đầu xuân với khách lạ, gã bảo, Hải Vân là quê hương thứ hai của đời mình. Đó cũng là lý do thơ của gã luôn hướng về Hải Vân bằng tình yêu, sự cảm phục, nêu cao tinh thần phòng chống cháy rừng và bảo vệ cảnh quan di tích. Thơ gã còn có nhạc. Đó cũng là cơ duyên của cuộc gặp gỡ 15 năm trước với nhạc sĩ Quỳnh Hợp. Hai bài thơ của gã được Quỳnh Hợp vỗ nhạc thành ca khúc “Mai em về Hải Vân đẹp lắm”. Đến bây giờ, ca khúc ấy gần như là ca khúc hay nhất về cung đèo Hải Vân.  

Tôi thử làm một phép tính, mấy chục năm qua trong không gian của di tích Hải Vân quan, dấu chân gã in hàng ngàn lần lên từng tấc đất khi mỗi ngày gã đều dành thời gian cặm cụi vun xới trồng cây, nhặt rác, nhắc nhở du khách tham quan, ngắm cảnh an toàn. Đôi khi gã còn hào sảng làm thuyết minh viên tình nguyện cho bất cứ ai, nhất là các bạn học sinh, sinh viên muốn tìm hiểu ngọn nguồn về di tích này.

Vệt nắng cuối ngày chiếu xiên trên đỉnh Hải Vân, chiếu rọi xuống từng cành cây, tán lá. Đứng trên Niceview của gã “khùng” Lại Thanh Hà, hít thở bầu không khí trong lành, yên ả, nhịp chân bước theo lời bài hát vỗ nhạc từ thơ gã phát ra từ trầm ấm:“Mai em về Hải Vân đẹp lắm/ Hầm khoan xong đường cũng mở xong/ Bóng mây bay cứ quyện lưng đèo/ Như tóc em quàng vào anh muôn ngả”… Như thấy yêu hơn chốn đỉnh đèo mây phủ và thấy cái lý trong việc làm của gã “khùng” cho những mùa xuân trên Hải Vân quan xanh hơn!

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)