Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Chúng ta có thể đọc toàn bộ các nghiên cứu của NASA hoàn toàn miễn phí

Tạp Chí Giáo Dục

NASA mới đây quyết định nới lỏng quyền truy cập của công chúng, cho phép tất cả mọi người tiếp cận đến nghiên cứu của họ mà không phải trả bất kỳ đồng phí dịch vụ nào.
NASA tìm ra Trái đất thứ 2! NASA tìm ra nước trên sao Hỏa! Bạn nhìn thấy, nghe thấy những tin tức này hàng ngày, nhưng đối với những người ham học hỏi và nghiên cứu thì thực sự chưa thể thỏa mãn. Vì rốt cục, chẳng ai biết được NASA đã làm gì, cụ thể như thế nào cả.
Tuy nhiên, tin mừng là bây giờ tất cả chúng ta có thể biết được điều này, vì NASA mới đây đã quyết định công bố toàn bộ những nghiên cứu đã thực hiện lên mạng. Và tuyệt hơn nữa, tất cả hoàn toàn miễn phí.
Mọi người, bất kể màu da, chủng tộc, đều có thể truy cập và đọc toàn bộ các nghiên cứu do NASA tài trợ.
Mọi người, bất kể màu da, chủng tộc, đều có thể truy cập và đọc toàn bộ các nghiên cứu do NASA tài trợ.
Cụ thể hơn, NASA đã xây dựng một trang portal mới mang tên Pubspace, trong đó công bố toàn bộ những nghiên cứu do NASA tài trợ. Mọi người, bất kể màu da, chủng tộc, đều có thể truy cập và đọc toàn bộ các văn bản có trong nghiên cứu, từ sự sống trên sao Hỏa, đến khả năng di cư lên các hành tinh khác của loài người.
Thành quả này xuất phát từ quyết định của Nhà Trắng vào năm 2013, chỉ đạo rằng NASA phải "thả" quyền truy cập vào các nghiên cứu của họ – thứ từ trước đến nay chỉ có thể trả phí để được tiếp cận.
Tất nhiên cũng có ngoại lệ với các nghiên cứu có liên quan đến an ninh quốc gia. Nhưng nhìn chung hiện tại có khoảng 850 nghiên cứu đã được công bố, và con số này đang tăng lên từng ngày.
Theo Ellen Stofan – trưởng nhóm khoa học của NASA: "Việc công bố miễn phí nguồn tư liệu của chúng tôi có thể tạo ảnh hưởng rất lớn đến các nghiên cứu về sau. Với tư cách là các kỹ sư và khoa học gia, chúng ta làm việc với nền tảng tương trợ lẫn nhau".
Đây cũng là xu hướng toàn cầu hiện nay, khi kiến thức cần được phổ cập đến công chúng một cách thuật tiện nhất. Tháng 5/2016, các thành viên EU đã đồng ý rằng đến năm 2020, toàn bộ nghiên cứu của Châu Âu phải được công bố miễn phí.
Giao diện của Pubspace.
Giao diện của Pubspace.
Tuy nhiên xin lưu ý, bên cạnh đam mê, bạn tất nhiên phải có trình độ ngoại ngữ thuộc loại tốt mới có thể thẩm thấu được nguồn kiến thức "kinh khủng" mà NASA mang lại.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)