Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Tạp Chí Giáo Dục

B Tài nguyên và Môi trưng va có hưng dn t chc các hot đng hưng ng Ngày Nưc thế gii, Ngày Khí tưng thế gii, Chiến dch Gi Trái đt năm 2024. Trong đó, đ ngh các b, ngành, đa phương tăng cưng truyn thông v thc hin li sng xanh; nâng cao ý thc cng đng trong vic s dng năng lưng tiết kim; các cơ s giáo dc xây dng nhng tiết hc giáo dc môi trưng…


Hc sinh tri nghim vic thu hoch rau c, tìm hiu các hot đng bo v môi trưng

Cùng với đó, tăng cường các giải pháp dựa vào thiên nhiên đối với các vấn đề toàn cầu về khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đa dạng sinh học và sinh kế người dân thông qua quản lý tổng hợp tài nguyên nước, phục hồi các dòng sông bị ô nhiễm, phục hồi hệ sinh thái tại các lưu vực sông…

Hơn 3 t ngưi ph thuc vào ngun nưc xuyên biên gii

Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 là 3 hoạt động nổi bật đều sẽ diễn ra vào cuối tháng 3 năm nay. Trong đó, Ngày Nước thế giới được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Nước cho hòa bình”, sẽ diễn ra ngày 22-3, tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, khi nguồn nước bị khan hiếm hoặc ô nhiễm, khi mọi người không có khả năng tiếp cận nước an toàn hoặc không được tiếp cận nước một cách bình đẳng, căng thẳng có thể gia tăng giữa những cộng đồng và các quốc gia.

Theo báo cáo của Ủy ban về nước thuộc Liên hợp quốc (UN-Water), hiện có hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới phụ thuộc vào nguồn nước xuyên biên giới. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và dân số toàn cầu tăng lên như hiện nay, chúng ta phải đoàn kết để bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này.

Ngày Khí tượng thế giới 23-3-2024 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, điều này cho thấy những nỗ lực dự báo, cảnh báo sớm và chủ động hành động vì khí hậu là vấn đề toàn cầu nhằm tăng cường khả năng phục hồi, ứng phó rủi ro thiên tai, đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.


Ngưi nông dân ti tnh Đk Lk tưi nưc cây cà phê

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 thì được Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề: “Giảm dấu chân carbon – hướng tới Net Zero”. Thông điệp này kêu gọi các quốc gia cùng hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. Trong đó, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, mở rộng các hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn; giảm thiểu phát thải; chuyển đổi năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực; đổi mới sáng tạo khoa học – công nghệ nhằm giảm áp lực lên môi trường tự nhiên. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đây cũng là dịp để Việt Nam thể hiện vai trò, trách nhiệm và sự nỗ lực của mình tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 28 cùng với thế giới hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Với chiến dịch này, Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng thực hiện hoạt động tắt đèn và tắt các thiết bị điện không cần thiết từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 30-3. Đồng thời, duy trì thường xuyên thói quen sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm gắn với bảo tồn tài nguyên năng lượng từ sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, giao thông vận tải, sản xuất nông – ngư nghiệp cho đến tiêu thụ tại hộ gia đình nhằm cân bằng giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu chuyển đổi tối đa sang năng lượng tái tạo.

Xây dng nhng tiết hc giáo dc môi trưng

Hưởng ứng các sự kiện này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… chỉ đạo, tổ chức thực hiện những hoạt động thiết thực, hiệu quả và phù hợp. Trong đó, tăng cường truyền thông về thực hiện lối sống xanh, nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân, cộng đồng đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm; nói không với việc tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã trái phép. Các cơ sở giáo dục, trường học thì xây dựng những tiết học giáo dục môi trường, tổ chức hoạt động ngoại khóa, phát động phong trào thi đua.

Đặc biệt, xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường (đất đai, nước, khí hậu, khoáng sản, năng lượng…); triển khai các giải pháp thông minh trong việc quan trắc, giám sát tài nguyên – môi trường, khí hậu. Lồng ghép các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với chính sách, định hướng phát triển của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương có sự tham gia của các bên liên quan nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển bền vững.


Ti nông tri thuc Công ty Nico Nico Yasai (Đk Lk), hc sinh tri nghim vic chăm sóc cây, tìm hiu các hot đng bo v môi trưng

Tổ chức các tọa đàm, hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học, cuộc thi, triển lãm tranh, ảnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các phương thức tuyên truyền trực tuyến. Tuyên truyền, phổ biến Luật Tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; nhất là việc thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án nhằm tăng cường bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước.

Cùng với đó, huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng và bàn giao các công trình, dự án thuộc lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu. Trong đó, ưu tiên các khu vực miền núi, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo, các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Thúc đẩy và thu hút các dự án xanh, dự án năng lượng tái tạo nhằm phục vụ tốt hơn các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao đời sống dân sinh.

Thc Trân

Bình luận (0)