Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chung tay đẩy lùi bạo hành, xâm hại trẻ em

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sáng 16-12, Hội Đồng đội TP.HCM phối hợp cùng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (Save the Children) đã tổ chức buổi toạ đàm “Chung tay đẩy lùi bạo hành, xâm hại trẻ em” diễn ra tại Đường sách TP.HCM.


Các chuyên gia tham dự buổi tọa đàm “Chung tay đẩy lùi bạo hành, xâm hại trẻ em”

Chia sẻ tại buổi toạ đàm, Trung tá Nguyễn Đào Minh Huy – Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM – cho biết trước tình hình an ninh trật tự và các vấn đề nóng nổi lên phức tạp liên quan đến trẻ em trên địa bàn TP.HCM trong thời gian vừa qua. Trung tá Huy trao đổi với các bạn thiếu thi về cách nhận diện và ứng phó với các tình huống nguy hiểm với trẻ em và hướng dẫn các bạn những kỹ năng cần thiết để tự bảo về mình trước những tình huống nguy hiểm.

Theo Trung tá Huy, đối diện với các tình huống như vấn nạn bạo hành ngoài xã hội đến bạo lực trên không gian mạng các bạn nhỏ còn chưa biết cách để phòng vệ, ngoài tuyên truyền cho trẻ chúng ta còn cần tuyên truyền đến các bậc phụ huynh.

Còn TS. Tô Nhi A (giảng viên Trường đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM, thành viên Câu lạc bộ Tư vấn, Trợ giúp trẻ em TP.HCM) cho biết, bạo lực tinh thần rất dễ xảy ra trong gia đình dù là bạo lực về thể chất hay bạo lực tinh thần cũng gây những vấn đề lớn cho trẻ. Khi bị bạo lực về tinh thần sẽ gây nên những vấn đề sức khoẻ như tim đập nhanh hay ngưng thở, làm chất lượng cuộc sống của các em giảm sút.


1 trong 35 bức tranh tuyên truyền về nội dung “Những điều không được làm đối với trẻ em”

“Cha mẹ cũng là lần đầu làm cha mẹ, không được học phải làm cha mẹ như thế nào cho đúng, phụ huynh chúng ta chỉ học các làm cha mẹ từ chính cha mẹ của mình”, TS. Tô Nhi A chia sẻ. Còn nhiều bậc phụ huynh thiếu kỹ năng và kiến thức khi nuôi dạy con. Cha mẹ tuy yêu thương con cái nhưng chưa biết cách yêu thương con đúng, xuất phát từ tình yêu thương nhưng nếu nuôi dạy con sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả đi theo các em đến suốt đời.

Vậy nên, khi gặp các tình huống mà bản thân thấy nguy hiểm, các em nhỏ đừng ngần ngại nói với cha mẹ, thầy cô, hay bất kì người lớn nào mà các em biết. Nếu trong trường hợp cha mẹ hay thầy cô không quan tâm đến mình, các em có thể gọi đến đường dây nóng 111 để nhận được sự giúp đỡ bất cứ khi nào.

Thủy Phạm

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)