ĐBSCL có rất nhiều lợi thế sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp với nhiều mặt hàng mang tầm quốc tế như lúa, gạo, cá nước ngọt, tôm, trái cây… Tuy nhiên, trên thực tế nông sản VN lại luôn bị động về đầu ra lẫn giá cả.
Trước thực tế bức xúc này, ngày 25.6, Ban tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MEDEC) Kiên Giang 2010 tổ chức diễn đàn "Nâng cao sức cạnh tranh và hướng đến phát triển bền vững vùng ĐBSCL" dưới sự chủ trì của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Viện Chính sách chiến lược – Bộ NNPTNT và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, TP.Cần Thơ…
Trong xu thế mới, cạnh tranh nông sản còn thể hiện ở trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất. Ảnh: L.T
Tại diễn đàn, các diễn giả cho rằng ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn của thế giới, có nhiều lợi thế tự nhiên: Đất đai phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, vùng biển kín gió quanh năm, ít bão… rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, phát huy nhiều sản phẩm độc đáo mang tầm thế giới, như: Cá da trơn, tôm và nhiều loại trái cây có giá trị kinh tế cao.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước trung ương và địa phương vùng ĐBSCL đã linh động ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiếp cận khoa học kỹ thuật, vốn, đổi mới công nghệ, khai thác thị trường.
Tuy nhiên, dù đóng góp vào tổng thu nhập của nền kinh tế ngày càng cao, nhưng thực chất nhiều mặt hàng nông sản VN vẫn nằm ở góc khuất trên thương trường quốc tế, phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà nhập khẩu nước ngoài, định đoạt cả về phân phối và giá cả, khiến cho đời sống của hàng chục triệu nông dân nơi đây luôn bấp bênh với điệp khúc: Được mùa, mất giá, dội chợ…
Theo các diễn giả, bên cạnh việc đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp chưa xứng tầm (3-4% ngân sách), chưa tạo được động lực tích cực cho sự phát triển bền vững, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu liên kết từ khâu xác định giống cây, con đặc thù trong nuôi trồng cho đến việc triển khai, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư thiết bị thu hoạch, tiêu thụ và xuất khẩu.
Tại hội thảo, các diễn giả đã đề xuất nhiều giải pháp khắc phục, trong đó tập trung thiết lập liên kết trong sản xuất – xuất khẩu theo xu thế mới: Cạnh tranh không chỉ thể hiện về giá hay chất lượng, mẫu mã, mà còn thể hiện ở ý thức, trách nhiệm xã hội của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm đó.
Nói cách khác, sản phẩm không chỉ ngon, sạch, đẹp mà quy trình sản xuất cũng phải an toàn cho môi trường, cho người tiêu dùng. Muốn vậy, phải tạo sự liên kết chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà băng) để tạo ra sự liên thông về thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật, tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, làm cơ sở để xác định thế mạnh đặc thù, phát huy thế mạnh sẵn có, từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước trung ương và địa phương vùng ĐBSCL đã linh động ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiếp cận khoa học kỹ thuật, vốn, đổi mới công nghệ, khai thác thị trường.
Tuy nhiên, dù đóng góp vào tổng thu nhập của nền kinh tế ngày càng cao, nhưng thực chất nhiều mặt hàng nông sản VN vẫn nằm ở góc khuất trên thương trường quốc tế, phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà nhập khẩu nước ngoài, định đoạt cả về phân phối và giá cả, khiến cho đời sống của hàng chục triệu nông dân nơi đây luôn bấp bênh với điệp khúc: Được mùa, mất giá, dội chợ…
Theo các diễn giả, bên cạnh việc đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp chưa xứng tầm (3-4% ngân sách), chưa tạo được động lực tích cực cho sự phát triển bền vững, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu liên kết từ khâu xác định giống cây, con đặc thù trong nuôi trồng cho đến việc triển khai, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư thiết bị thu hoạch, tiêu thụ và xuất khẩu.
Tại hội thảo, các diễn giả đã đề xuất nhiều giải pháp khắc phục, trong đó tập trung thiết lập liên kết trong sản xuất – xuất khẩu theo xu thế mới: Cạnh tranh không chỉ thể hiện về giá hay chất lượng, mẫu mã, mà còn thể hiện ở ý thức, trách nhiệm xã hội của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm đó.
Nói cách khác, sản phẩm không chỉ ngon, sạch, đẹp mà quy trình sản xuất cũng phải an toàn cho môi trường, cho người tiêu dùng. Muốn vậy, phải tạo sự liên kết chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà băng) để tạo ra sự liên thông về thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật, tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, làm cơ sở để xác định thế mạnh đặc thù, phát huy thế mạnh sẵn có, từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới.
Lục Tùng / Lao Động
Bình luận (0)