Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chung tay xây dựng môi trường học tập qua mạng xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Mt nim vui khi các bé mm non đưc tri nghim vi thiên nhiên

Phải làm sao để dùng mạng xã hội, trên tinh thần xây dựng nhiều hơn, là việc thừa cơ hội xảy ra, để quy chụp – kết tội, không cho người khác con đường sửa sai, khắc phục. Có lẽ chúng ta nên một lần nhìn lại. Đặc biệt, đối với những người giáo viên – rất cần việc chia sẻ những tấm gương tốt, tận tâm tận lực, không phải là việc rất nên làm hay sao?

Một nhà báo viết một tin tức ra phải có kiểm duyệt, kiểm chứng qua các khâu xử lý thông tin, phê duyệt bài viết, chịu trách nhiệm với những gì mình truyền đi cho xã hội. Việc viết một trạng thái cảm xúc, hay đăng tải một nguồn thông tin chưa được xác định đúng sai, là một hành động cần phải xác định trách nhiệm của người phát ngôn, truyền tải những tin tức nhằm gây sự chú ý, tăng lượt tương tác cho trang “Facebook” cá nhân để thúc đẩy việc bán hàng “online”, mà làm nên mất danh dự và uy tín của một ngành học, ảnh hưởng đến niềm tin trong nhân dân, nhiệt huyết của rất nhiều giáo viên hết lòng cho việc day học, vun trồng kiến thức cho các học sinh, là một sự vô cảm, rất cần được chấn chỉnh, nhìn lại cách hoạt động của mạng xã hội của người Việt Nam ta.

Người dùng mạng xã hội, họ đăng bài, sao chép thông tin, truyền đi một cách chóng mặt nhưng lại chối bỏ trách nhiệm khi những vấn đề phát sinh sau hành động đó xảy ra. Người ta thường nói, giữa thời đại 4.0, con người ta sẽ dễ dàng bị nhấn chìm khi bị dư luận mạng xã hội chú ý. Những tin tức nóng hot là mồi lửa lan tỏa nhanh như vũ bão. Việc tham gia bàn luận việc chính trị, vấn đề xã hội, cực kỳ nhạy bén với tin xấu, song lại rất hờ hững, với những tấm gương tốt, những điều hay ý đẹp. Điều đó thật sự đáng lo ngại. Khi niềm tin không được nhân lên, mà lại càng đi xuống, bởi người ta ít thừa nhận tuyên dương những đóng góp xây dựng của ngành giáo dục, nhưng lại mạnh tay chỉ trích, luận tội, dù việc đúng sai còn trong dấu chấm hỏi. Bằng chứng là lên mạng xã hội, tìm mãi không thấy người dùng chia sẻ, hoặc có – thì cực kỳ hiếm hoi. Nhìn tổng quan, bản thân tôi cảm thấy đau lòng. Rất buồn cho cách đối nhân xử thế của người dùng, nhất là mạng xã hội Facebook. Phải làm sao để xây dựng một bản tin trong thế giới ảo, trở nên một nơi để người ta chia sẻ cùng nhau những điều tốt đẹp.

Lên án bạo lực, sai trái của một nhóm nhỏ người để mọi người cùng nhận ra khiếm khuyết, sai lầm, chứ không thể nào làm nên một làn sóng hoảng sợ, tinh thần bi lụy mất niềm tin cho rất nhiều phụ huynh đang có con đi học, cho rất nhiều giáo viên đang tận tâm với nghề, hết lòng dựng xây con chữ. 

Nhà biên kịch Lưu Quang Vũ từng viết: “Nịnh đời dễ, chửi đời cũng dễ, chỉ có xây dựng cuộc đời mới khó”. Hãy bước vào công việc của từng người để còn tìm ra phương hướng giải quyết, sai lầm là do đâu. Không thể nào, biết tin một người đang sai mà chúng ta cùng nhau hò hét trên mạng xã hội, người bị nguyền rủa họ có vượt qua được không cái dư luận đó. Hay chúng ta đang cùng nhau đuổi một người đến bên bờ vực thẳm. Tôi nhớ đến vụ “231 cái tát ở Quảng Bình”. Ai cũng cùng quan điểm là cô giáo đó sai, cần thiết gì phải phạt học sinh như vậy, hay những vụ giáo viên mầm non phải trở thành tội phạm. Chúng ta có hiểu hết họ vì sao phải như vậy. Dại dột quá, ngu muội quá, giữa thời đại này mà còn dùng bạo lực, tôi vẫn thường nghĩ vậy, rồi xa xót cho các cô, áp lực nhiều quá, thi đua, thành tích, lời nhắn gửi của phụ huynh phải cho con ăn hết khẩu phần, giờ học không được nói chuyện, trẻ con buộc phải im phăng phắc, thực hiện kỷ luật nội quy một cách nghiêm túc, chặt chẽ, khắt khe. Trách nhiệm, nhiều nhiệm vụ bất khả thi mà người giáo viên buộc phải thực hiện, vì họ chưa tự tin ý kiến, chưa mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, hoặc nói ra nhưng cũng bị vô tình có chủ ý – mà quên đi, vì những điều chưa được thấu cảm những vướng mắc, khó khăn chưa được chung tay ở xung quanh họ, tất cả đều cho rằng nhiệm vụ của họ phải thực hiện. Mà cũng có thể, là thói quen của người Việt, là ngại thảo luận, chia sẻ thông tin hai chiều, và nhiều lý do tế nhị khác.

Giáo viên thì người có năng lực tốt, người ở mức khá, hoặc chưa đủ. Vậy mà, khi xảy ra tiêu cực búa rìu dồn lên họ, khi mạng xã hội càng nóng với tin tức tiêu cực, thì tất cả bị ảnh hưởng khi đến trường với ánh nhìn mất niềm tin. Có lần tôi đến trường, khi đêm qua là rộ lên tin tức vụ Mầm Xanh – nhóm trẻ tư thục của quận 12 bạo hành trẻ. Phụ huynh giao con cho tôi, với một câu hỏi:

– Ở trường cô có đánh con tôi không, sao sáng nay tôi gọi hoài con tôi không chịu dậy đi học. 

Lúc đó, trái tim tôi như se thắt lại, nhói đau lắm, nhưng cũng giữ được bình tĩnh để nói vài câu cho người phụ huynh đó yên tâm mà ra về. Cho đến khi dắt con vào lớp rồi, người phụ huynh đó vẫn đứng nhìn mãi ngoài cửa sổ, như một chiếc “camera” theo dõi từng hành động ứng xử của cô giáo. Mọi cái lúc đó lưng khừng – dừng lại những nhiệt huyết, những say mê. Cảm thấy mình như một người làm công, chứ không phải là một người thầy của đứa trẻ. Đâu phải dễ dàng gì đâu để đưa một học sinh trái tính trái nết ngồi vào bàn ăn nghiêm túc, chú ý học tập. Niềm tin đã bị đánh cắp, khi mỗi ngày con người ta đón nhận quá nhiều tin tức tiêu cực.

Ai đã từng làm cha mẹ chắc sẽ hiểu rất rõ. Có nhiều người rất lo lắng khi trường học phải nghỉ một ngày, phụ huynh hoang mang vì không biết cách gửi con ở đâu. Vậy mà, những người truy đuổi đến tận cùng là những bậc cha mẹ đó. Một con sâu nhỏ làm xấu đi một chiếc lá, sao lại phải đạp đổ, cưa bỏ một cái cây cổ thụ. Lên án thì bắt buộc phải lên án cái xấu, nhưng phải làm sao cái xấu đó đừng trở thành nỗi ám ảnh đen tối cho nhiều người đang ra sức cố gắng, đang rất lý tưởng trên con đường sự nghiệp giáo dục.

Có một vài lần, tôi rất chú ý tới lượt chia sẻ của các bài viết về những tấm gương của ngành giáo dục, cho dù bài viết đó rất ý nghĩa, thì vẫn nằm im sau một tuần, lượt chia sẻ chỉ trong giới hạn vài chục. Ngược lại là những tiêu cực, tiêu điểm phản giáo dục của một số người giáo viên có lối dạy sai lầm, hay một phút nóng giận làm nên cơ sự thì chỉ trong một vài giờ lượt chia sẻ lên tới vài ngàn, cứ theo đó theo giờ mà nhân lên. Niềm tin từ đó bị đánh mất. 

Những người đang âm thầm làm việc, chia sẻ những gì tốt đẹp đến cho xã hội, bị những cái lây lan của quy luật chạy theo đám đông hủy bỏ một cách không thương tiếc. Tại sao, mạng xã hội không là một nơi xây dựng, chỉ là nơi nóng với việc chỉ trích. Tại sao đằng sau mỗi cái “nick name”, là một nhân cách tầm hiểu biết của một con người, lại thích cùng nhau chia sẻ tin nóng tiêu cực đến như vậy, còn những điều tích cực lại chẳng một ai quan tâm nhớ đến. Đó là câu hỏi tôi mãi đi tìm câu trả lời. Rồi tôi lại thiết tha hơn, phải chi tất cả chúng ta cùng chung tay xây dựng, hơn là việc mạnh tay với nút” share” (chia sẻ) với những lời chỉ trích đắng cay không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào trong ngành giáo.

Giáo dục là một công việc đòi hỏi sự kết hợp của tất cả mọi người trong xã hội, đâu chỉ mỗi riêng ai, hãy thấu cảm nhau hơn, để trái tim ấm áp hơn, lòng người vững tin hơn, trước những thử thách của một ngành giáo dục nước nhà đang từng bước vượt qua những khó khăn thử thách. Cần lắm những góp ý xây dựng, nhưng cũng rất cần sự chân thành chia sẻ, cùng nhau tháo gỡ chung tay xây dựng môi trường học tập tốt nhất cho tất cả con em của chúng ta.

Xuân H

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)