Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chương trình bình ổn vẫn chưa… ổn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Qua 20 năm trin khai thc hin (2002-2022), Chương trình bình n th trưng (BOTT) ti TP.HCM đã góp phn đm bo an sinh xã hi, đáp ng nhu cu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu cho ngưi dân. Dù đánh giá cao sc lan ta ca chương trình này, song nhiu doanh nghip (DN) cho rng vn còn nhiu khó khăn và mong mun có s h tr t TP đ chương trình thc s hiu qu.


Chương trình bình n th trưng đã góp phn đm bo an sinh xã hi, đáp ng nhu cu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu ca ngưi dân

Chính sách điu chnh giá chưa phù hp

Theo các DN, giá thành nguyên vật liệu sản xuất tăng mạnh, chi phí vận chuyển tăng cao, trong khi giá bán ra của hàng hóa bình ổn chỉ được phép điều chỉnh tăng với biên độ thấp.

Ông Nguyễn Đăng Phú  – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) – cho biết, theo quy định của Chương trình BOTT, chi phí đầu vào (giá nguyên liệu) biến động tăng hoặc giảm từ 5-10% so với thời điểm đăng ký giá liền kề trước, các DN sẽ được điều chỉnh giá bán. Theo đó, DN sẽ đăng ký lại giá bán với Sở Tài chính TP để có được sự chấp thuận về giá và thời điểm áp dụng. Tuy nhiên, trong một vài thời điểm, giá nguyên liệu heo hơi có xu hướng tăng cao, Vissan gửi văn bản đề nghị điều chỉnh tăng giá bán nhưng cơ quan chức năng chậm trễ cho áp dụng giá điều chỉnh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN…

Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực – thực phẩm TP.HCM – thừa nhận, giá cả hàng hóa đầu vào tăng cao nhưng đầu ra thấp đã ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của DN. Đơn cử thời gian qua biến động giá nguyên liệu tăng 15-30% vì đứt gãy nguồn cung do dịch bệnh Covid-19, cùng với những khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, nhiều DN bình ổn giá xin được điều chỉnh giá bán, tuy nhiên giá sản phẩm sau điều chỉnh giá tăng không quá 10% nhiều nhất là 5-7%.

“Khi tôi hỏi các thành viên trong Hội Lương thực – thực phẩm TP về việc giá bán sản phẩm hiện nay có ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của DN hay không thì đa phần cho rằng, DN đã và đang gồng, chấp nhận ít lợi nhuận vì muốn tạo điều kiện kích cầu tiêu dùng. Hơn nữa, DN không muốn tăng giá đột biến làm ảnh hưởng đến quá trình kiềm chế lạm phát”, bà Kim Chi cho hay.

Liên quan đến việc điều chỉnh giá hàng hóa BOTT, đa số các DN kiến nghị, khi giá thị trường có biến động, các sở, ngành cần linh động trong việc xem xét việc điều chỉnh giá trong thời gian sớm nhất dựa trên đề xuất trực tiếp của DN. Thực tế hiện nay việc điều chỉnh này rất chậm, bởi yêu cầu phải có đủ số DN đề nghị thì mới xem xét điều chỉnh.

Đại diện ngành công thương các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai đánh giá TP.HCM là thị trường tiềm năng trong hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh, kết nối cung cầu để đẩy mạnh Chương trình BOTT. Các tỉnh này cũng kiến nghị TP.HCM cần có những giải pháp thúc đẩy kết nối cung cầu.

Ông Nguyễn Thanh Toàn – Giám đốc Sở Công thương Bình Dương – cho biết, kết nối cung cầu đóng vai trò tiên quyết. Kết nối cung cầu đứng ở 3 góc độ, đó là DN cần thị trường sản xuất, cần nguồn vốn, đặc biệt cần đến vai trò quản lý của Nhà nước. Trong vai trò quản lý Nhà nước, nếu TP.HCM tạo được các hoạt động kết nối cung cầu cho DN thì hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhiều hơn. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện về logistics, số hóa các sản phẩm và chú trọng quản lý an toàn thực phẩm. Đây là yêu cầu rất quan trọng, nếu làm tốt người tiêu dùng sẽ tin tưởng. Lúc đó, người dân nhìn vào hàng hóa thị trường không phải là “hàng giảm giá” mà là hàng tốt, chất lượng.

Tht cht quan h gia cung ng và phân phi hàng bình n

BOTT có ý nghĩa quan trọng đối với ngành thương mại và trở thành thương hiệu quen thuộc đối với mọi tầng lớp nhân dân TP.HCM. Theo UBND TP.HCM, qua 20 năm triển khai thực hiện, Chương trình BOTT đã khẳng định được tính hiệu quả và hướng đến mục tiêu quan trọng nhất, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

DN bình ổn giá sẵn sàng can thiệp, bổ sung nguồn cung khi có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Đơn cử từ đầu năm 2022 đến nay, lượng hàng trứng gia cầm BOTT chiếm 79% thị phần, thịt gia cầm chiếm 33,8%, dầu ăn chiếm 28,2%, đường chiếm 21,3%, thịt gia súc chiếm 18,6%… Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế cần phải khắc phục sớm…

Cụ thể, hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất của DN tuy đã được thúc đẩy mạnh mẽ nhưng chưa tạo được bước ngoặt về năng suất, chưa hình thành nhiều chuỗi cung ứng, chưa liên kết chặt chẽ giữa sản xuất – lưu thông – phân phối – tiêu dùng. Nguyên nhân do nền sản xuất nông nghiệp nói chung có tổng quy mô lớn nhưng còn manh mún, cơ bản còn ở trình độ thấp, năng suất chưa cao, chất lượng chưa đồng đều. Một số mặt hàng như đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm… có chi phí sản xuất còn cao, chưa ổn định, phụ thuộc vào nhập khẩu.

Tồn tại, hạn chế nữa là hạ tầng thương mại tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn một số khu vực chưa đáp ứng yêu cầu mua sắm của người dân. Đặc biệt ứng dụng thương mại điện tử trong vận hành chuỗi cung ứng sản phẩm BOTT, trong hoạt động của từng DN tham gia chương trình vẫn còn chậm. Hệ thống nhận diện thương hiệu của chương trình chưa gần gũi, quen thuộc đối với người tiêu dùng…

Trong thời gian tới, bên cạnh các chính sách vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, TP sẽ tập trung các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình BOTT.

Theo bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, TP sẽ xây dựng quy chế thực hiện, trọng tâm là xây dựng cơ sở pháp lý, nâng cao trách nhiệm của sở, ngành, UBND quận, huyện trong việc hỗ trợ xuyên suốt, toàn diện quá trình tham gia thực hiện Chương trình BOTT, huy động vốn, đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, hoạt động tại địa phương… của DN. Đồng thời hình thành cơ chế liên kết chặt chẽ giữa DN cung ứng và DN phân phối hàng BOTT theo hướng “nâng cao trách nhiệm phân phối sản phẩm, tăng hiệu quả bán hàng, giảm chi phí phân phối hàng bình ổn”.

TP cũng sẽ thay đổi cơ bản quy ước về giá bán BOTT, đảm bảo giá BOTT được hình thành hợp lý, trên cơ sở tổng hợp đầy đủ dữ liệu thị trường, có sự đồng thuận của DN và đảm bảo khả năng dẫn dắt thị trường. Hình thành cơ sở pháp lý hỗ trợ vận chuyển hàng bình ổn giờ cao điểm trên địa bàn TP.

Để điều tiết cung – cầu hàng hóa, thực hiện BOTT, chương trình tiếp tục chủ động nguồn cung bền vững với quy mô sản xuất lớn, chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm đồng đều, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Ngoài ra, hỗ trợ DN về nguồn vốn, lãi suất ưu đãi phục vụ đầu tư chuyển đổi số, mở rộng sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển hệ thống phân phối, xây dựng kho bãi.

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của chương trình, hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu; hình thành cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, kịp thời hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa…

Nguyn Trinh

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)