Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chương trình chuẩn cho đào tạo khối ngành giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

TS. Phm Như Ngh (Phó V trưng V Giáo dc ĐH, B GD-ĐT) cho biết, B GD-ĐT đang trin khai xây dng chun chương trình đào to 10 khi ngành, trong đó có khi ngành sư phm.


PGS.TS Nguyn Anh Dũng (Phó V trưng V Giáo dc ĐH, B GD-ĐT) phát biu

Tọa đàm “Lấy ý kiến dự thảo chuẩn chương trình đào tạo khối ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH” vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức tại Trường ĐH Sài Gòn để chuẩn chương trình khi ban hành đảm bảo chất lượng, có tính khả thi, phù hợp thực tiễn.

ng đến tính kh thi, phù hp thc tin

Tại tọa đàm, TS. Phạm Như Nghệ cho biết, hiện Bộ GD-ĐT đang triển khai xây dựng chuẩn chương trình đào tạo 10 khối ngành. Với khối ngành sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1 được bộ giao chủ trì thực hiện xây dựng chuẩn chương trình. Bộ GD-ĐT cũng đã thành lập hội đồng tư vấn, phối hợp với đơn vị chủ trì triển khai xây dựng chuẩn chương trình; đồng thời, thành lập hội đồng thẩm định chuẩn chương trình này trước khi xem xét trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký ban hành vào tháng 11 tới.

Chuẩn chương trình đào tạo cử nhân sư phạm là căn cứ để Bộ GD-ĐT ban hành các quy định về mở ngành; xác định chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh; tổ chức, quản lý đào tạo; liên thông; các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo cử nhân sư phạm. Đây cũng là căn cứ để cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng, thẩm định, ban hành, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho sinh viên, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng. Chuẩn này còn là căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra chương trình đào tạo; để các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động, kết quả đào tạo.

TS. Nghệ cho rằng, nếu chuẩn chương trình đào tạo khối ngành giáo viên được ban hành thì tất cả cơ sở đào tạo giáo viên khi xây dựng chương trình phải tuân thủ. Tuy đưa ra những yêu cầu tối thiểu, chuẩn mực chung nhưng khi xây dựng chương trình đào tạo, các trường có thể đưa ra yêu cầu cao hơn, rộng hơn, sâu hơn tùy đặc thù của các ngành. Nói cách khác, dù có quy định chuẩn chung nhưng vẫn không mất đi quyền tự chủ của các trường khi triển khai xây dựng chương trình đào tạo. “Chúng tôi mong muốn chuẩn chương trình khi ban hành phải góp phần đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo và góp phần đảm bảo chất lượng đầu ra sư phạm nhưng đồng thời phải khả thi, phù hợp thực tiễn” – ông Nghệ bày tỏ.

Cn da trên quan đim ca UNESCO v giáo viên

Góp ý xây dựng chuẩn chương trình, GS.TS Phạm Hồng Quang (Chủ tịch Hội đồng ĐH Thái Nguyên) nhận định: “Điều 2, Luật Giáo dục có cụm từ thay đổi mà ít ai để ý “mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện con người”. Như vậy, điều mà hiện tại và trong tương lai người giáo viên phải làm là đặt học sinh lên bệ phóng”.

Theo GS. Quang, mục tiêu giáo dục của trước đây (năm 2005) là “đào tạo con người toàn diện”; do vậy nội dung phải đầy đủ, gia tăng và nặng nề. Khi đào tạo theo mục tiêu này, giáo viên bộc lộ những hạn chế như thiếu yêu cầu cơ bản, nền tảng cốt lõi; khả năng thích ứng chậm, ví dụ trong giáo dục số, dạy tích hợp, trong đổi mới sáng tạo… GS. Quang cũng chỉ ra hàng loạt hạn chế khác như: Lâu nay chúng ta “cứng” 1 chương trình, 1 sách giáo khoa, trường học là nơi duy nhất của giáo dục, một giáo viên, người học cùng độ tuổi, đánh giá chủ yếu là điểm số…


Đi din mt trưng ĐH đóng góp ý kiến

Còn với mục tiêu giáo dục “phát triển toàn diện con người” hiện nay, ông Quang cho rằng cần quan tâm tới cái cơ bản, ban đầu; giáo dục mở, định hướng rộng, tạo điều kiện cho con người khai phóng… Đồng thời, chương trình cần phải linh hoạt, nhiều học liệu, nhiều nguồn lực, nhiều môi trường, giáo dục số. Trong đó, năng lực cơ bản của giáo viên là năng lực phát triển chương trình.

GS. Quang cũng đề cập đến bậc 6 của khung trình độ quốc gia. Trong đó, những yêu cầu về kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp cần có trong đề cương môn học khi xây dựng chuẩn chương trình. Các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, làm việc độc lập, làm việc nhóm phải hiển thị ở tất cả các học phần, môn học. Ngoài ra, GS. Quang còn đề nghị việc xây dựng chuẩn chương trình cần dựa trên quan điểm của UNESCO về giáo viên. Quan điểm này cho thấy, sự thay đổi của người giáo viên tập trung vào 8 điểm, trong đó có: Chức năng phát triển chương trình, tổ chức việc học, cá biệt hóa học tập, sử dụng công nghệ, hợp tác trong và ngoài trường (với giáo viên, phụ huynh, xã hội…).

Cân nhắc khái niệm người khiếm khuyết, nói ngọng… tránh bỏ sót nhân tài

Được biết, các nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo của 16 trường ĐH sư phạm, trường có đào tạo giáo viên trên cả nước đã tham gia khảo sát dự thảo chuẩn chương trình đào tạo giáo viên của Bộ GD-ĐT. Về chuẩn đầu vào chương trình cử nhân sư phạm, một số ý kiến khảo sát cho rằng, cần cân nhắc và hiểu chính xác khái niệm nói ngọng để đảm bảo không bỏ sót người có năng lực chỉ vì một hạn chế có thể khắc phục. Bên cạnh đó, ngành sư phạm không tuyển sinh viên bị dị tật, cần làm rõ dị tật bao gồm những tật gì; bàn tay, chân có 6 ngón thì được coi là dị tật hoặc sứt môi, hở hàm đã qua phẫu thuật chỉnh hình có xếp vào nhóm đối tượng không tuyển sinh không… Những người bị khiếm khuyết cơ thể vẫn có thể trở thành giáo viên rất tốt, như thầy Nguyễn Ngọc Ký. Nếu quy định đầu vào nói trên được thực thi có thể ảnh hưởng tới rất nhiều người khao khát và có khả năng trở thành giáo viên giỏi.

Về thực tập sư phạm, các ý kiến đề xuất phạm vi thực tập không chỉ trong nhà trường, cơ sở giáo dục mà có thể mở rộng ra những công ty giáo dục, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế hay tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục. Đối với những ngành đặc thù như giáo dục thể chất hay nghệ thuật, các trường nhận định, việc bắt buộc toàn bộ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên có thể rất khó khăn. Việc có ít nhất 5 tiến sĩ chuyên môn phù hợp đối với một số ngành đặc thù là khó khả thi.

Liên quan đến ý kiến đóng góp của các thầy cô về chuẩn đầu ra, chuẩn đầu vào, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) cho hay, ban soạn thảo ghi nhận, sẽ tiếp tục rà soát. Về vấn đề thực hành, thực tập của sinh viên, ông Dũng quan điểm, việc “nhúng” người học vào môi trường sư phạm thực tế là hết sức quan trọng để chuẩn mực, đạo đức, lòng yêu nghề của người học được nâng cao. Ông Dũng đồng ý với các trường, việc thực hành thực tập cần được xuyên suốt trong quá trình đào tạo thay vì chỉ tập trung vào một khoảng thời gian nhất định.

Về ý kiến đề nghị bổ sung năng lực số, năng lực công nghệ thông tin, ông Dũng khẳng định, trong tất cả các chuẩn chương trình đào tạo, khi rà soát ban hành cuối cùng, Vụ Giáo dục ĐH sẽ tham mưu lãnh đạo bộ để sẽ có quy định về đáp ứng yêu cầu tối thiểu năng lực số. “Tất cả ý kiến đóng góp của các trường, đơn vị sẽ được tiếp tục tiếp thu, rà soát với mong muốn chương trình chuẩn khi ban hành thực sự có tính khả thi. Quan điểm của Bộ GD-ĐT không phải theo hướng “gọt chân cho vừa giày” nên sẽ có những điểm mà các trường cũng cần nỗ lực hơn để đáp ứng yêu cầu của chuẩn nhằm nâng cao chất lượng” – ông Dũng nói.

Mê Tâm

Bình luận (0)