Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chương trình GDPT 2018 bậc THPT: Hiệu quả từ người đứng đầu, mở đường!

Tạp Chí Giáo Dục

Thc tế trin khai Chương trình GDPT 2018 bc THPT trong năm đu tiên ti TP.HCM vn còn gp nhiu khó khăn cn s đng hành, sâu sát, quyết lit ca ngưi đng đu mi đơn v trưng hc.


Mt gi hc theo Chương trình GDPT 2018 bc THPT ti TP.HCM

Giáo viên than không đ thi gian trên lp

Đánh giá về việc triển khai Chương trình GDPT 2018 ở khối lớp 10 tính đến thời điểm hiện tại, cô Lê Thị Ngọc Anh – Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Bình (TP.Thủ Đức) chia sẻ, giáo viên đã rất nỗ lực để triển khai, bắt nhịp chương trình, căn bản đã quen với việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Dù vậy, trên thực tế giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn…

“Chương trình GDPT 2018 bậc THPT theo mục tiêu định hướng nghề nghiệp nên ngay từ khối lớp 10 ở nhiều bộ môn đã xuất hiện những kiến thức nâng cao. Thậm chí, nhiều kiến thức khó với ngay cả giáo viên, đặc biệt như môn toán, vật lý… Trong khi đó, học sinh lại là năm đầu tiếp cận chương trình mới; phương pháp học và cả sự kế thừa kiến thức cũng hạn chế nên nhiều em gặp khó khăn đầu năm học” – cô Ngọc Anh nêu rõ.

Chính vì thế, theo cô Ngọc Anh, để giúp học sinh vượt qua những rào cản, tiếp cận kiến thức, nhiều khi giáo viên phải luôn trong trạng thái “gồng”. Phải làm sao phân loại học sinh để dạy theo năng lực của từng em; đổi mới, thiết kế nhiều hoạt động trong giờ học để học sinh hiểu kiến thức không máy móc… Nhiều bộ môn, thầy cô than luôn trong tình trạng “cháy giáo án”, thời gian trên lớp không đủ để truyền tải nội dung bài học. “Việc dạy học theo hướng cá thể hóa, phân loại học sinh song khối lượng kiến thức lại lớn khiến nhiều thầy cô chưa quen trong phân bổ kế hoạch bài dạy, dẫn đến việc thời gian trên lớp luôn ít hơn so với chương trình của bài học” – cô Ngọc Anh thừa nhận.

Tương tự, thầy Phạm Thư Tùng – giáo viên vật lý, Trường THPT Tenlơman (Q.1) cũng chia sẻ, kiến thức môn vật lý khối 10 trong Chương trình GDPT 2018 khá nặng, là một trong những khó khăn đối với học sinh và cả giáo viên khi thực hiện triển khai chương trình trong năm đầu tiên.

“Để học sinh có thể hiểu bài, gắn việc học với kiến thức thực tế buộc giáo viên phải đổi mới giờ học. Không thể rập khuôn theo kiểu thầy đọc trò chép mà phải biến chính những kiến thức trong bài gắn liền với thực tế, giúp học sinh hiểu bài một cách dễ dàng, tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Ngoài ra, trong tiết học giáo viên lại cần tổ chức các nhiệm vụ học tập sao cho phù hợp với năng lực của từng học sinh… Chính điều này lại luôn khiến giáo viên luôn thiếu thời gian trong tiết học” – thầy Phạm Thư Tùng nhìn nhận.

Ngoài ra, cũng theo thầy Tùng, chính việc giảng dạy gắn liền với thực tế, đòi hỏi việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng theo hướng thực tế. Do vậy, kết quả học sinh đạt được chưa được như kỳ vọng của phụ huynh, vô tình lại trở thành áp lực đặt lên giáo viên khi thực hiện chương trình mới…

Quan trng là ngưi đng đu, m đưng

Thường xuyên tập huấn Chương trình GDPT 2018 môn ngữ văn cho giáo viên THPT, ThS. Trần Lê Duy – giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhìn nhận, “cháy giáo án”, thiếu thời gian khi lên lớp hiện đang là vấn đề giáo viên thường xuyên gặp nhất ở môn ngữ văn trong chương trình mới. Sở dĩ gặp phải vấn đề này là do thầy cô chưa quen với việc chuyển từ dạy học phân tích tác phẩm sang dạy cho học sinh nắm về phần kiến thức lý thuyết, do đó giáo viên luôn sợ sót kiến thức cho học sinh, thường ôm đồm nhiều hoạt động trong tiết dạy…

Thy cô cn xác đnh đưc tâm thế đi mi

NGƯT Nguyễn Văn Ngai – nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – chia sẻ: Để đổi mới một cách thực chất và hiệu quả nhất, theo tôi quan trọng nhất là từ chính bản thân giáo viên phải xác định được tâm thế đổi mới, hiểu rằng đổi mới mang lại giá trị gì cần thiết cho chính mình và cho học sinh của mình.

Đổi mới không phải là vứt bỏ, phá bỏ hoàn toàn đi những giá trị cũ thay vào đó những giá trị mới, lại càng không phải là sự đột ngột. Đổi mới là thay đổi những gì chưa phù hợp để cho phù hợp hơn với đòi hỏi và bối cảnh giáo dục hiện đại, cần một quá trình thay đổi từ trong nhận thức đến hành động. Ở đây, là thay đổi phương pháp thay vì truyền thụ một chiều sang tăng tính tương tác, thay vì rập khuôn máy móc trong sách giáo khoa thì thầy cô phải vận động mở rộng vốn kiến thức của mình, thay vì bó hẹp trong không gian lớp học với phấn trắng bảng đen thì thầy cô phải mạnh dạn mở rộng không gian lớp học, tận dụng công nghệ, công cụ số để làm phong phú bài giảng của mình, kéo học sinh vào trong tiết học…

Để thầy cô có thể nhìn nhận ra những điều như vậy, bồi dưỡng, tập huấn, thay đổi tư duy phương pháp giáo dục là vô cùng quan trọng, cốt lõi. Tập huấn, bồi dưỡng không chỉ là ngày một, ngày hai, một khóa hay hai khóa học mà là cả một quá trình liên tục có sự theo sát hỗ trợ của các nhà quản lý. Song song với việc được tập huấn, bồi dưỡng, thầy cô phải được tạo điều kiện để được ứng dụng những cái mới, thúc đẩy sự sáng tạo, mạnh dạn, kịp thời điều chỉnh những điều chưa phù hợp, từ đó mới “chắc tay” trong đổi mới.

Để hạn chế được tình trạng cháy giáo án, ThS. Trần Lê Duy cho rằng khi thiết kế các hoạt động trong giờ học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thì qua mỗi hoạt động thầy cô cần phải xác định mục tiêu cần đạt được cho học sinh, như vậy mới không có các hoạt động dư thừa. Ngoài ra, giáo viên cần phải nghiên cứu kết hợp giao bài về nhà và ở trên lớp, tận dụng sự tích hợp của chương trình để lược bớt các kiến thức lặp lại để tăng thời gian trên lớp…

“Dù vậy, để làm được những điều này thì trên hết chính người đứng đầu nhà trường phải thực sự quyết liệt, mở đường, dám đổi mới và coi đổi mới là điều buộc phải làm. Bởi trên thực tế, khi đi tập huấn có nhiều đơn vị vẫn còn tư duy bảo thủ khi dạy chương trình mới, không chấp nhận áp dụng những nội dung, hoạt động có thể giúp giảm tải áp lực cho thầy cô…” – ThS. Trần Lê Duy nhấn mạnh.

Thừa nhận những khó khăn trong năm đầu triển khai Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc khẳng định, chắc chắn đến hết năm học này vẫn còn nhiều khó khăn nữa. Ông cho rằng để thực hiện chương trình, thầy cô phải bám sát các quy định chung để thực hiện, nguyên tắc chương trình thời lượng bao nhiêu phải đảm bảo bấy nhiêu, việc phân công, triển khai thực tế thì tùy từng nhà trường, đơn vị, tình hình nhân sự, cách thức tổ chức để có cách thức cụ thể.

Ông nêu rõ, từng nhà trường sẽ có những đặc thù riêng nên phải xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp. Trong quá trình triển khai, nhà trường cần phải xuống hỗ trợ chuyên môn cho thầy cô. Mỗi trường phải tăng cường sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học ở tổ bộ môn, rút kinh nghiệm giảng dạy. Việc triển khai kế hoạch tổ bộ môn cần phải đổi mới, thoát ly ra ngoài quan điểm cũ.

“Ví dụ như bộ môn hóa lớp 10, khi giảng dạy theo Chương trình GDPT 2018 sẽ không dừng ở việc giảng dạy STEM theo một số hoạt động chung của chủ đề mà phải lồng ghép STEM giảng dạy ở từng chủ đề, từng giáo viên giảng dạy thường xuyên. Như vậy mới mang hiệu quả theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018. Nói như vậy để thấy rằng, việc giảng dạy của thầy cô hiện nay không còn là cầm cuốn sách lên với giáo án cũ mà thực hiện phải hướng đến năng lực phẩm chất cho học sinh. Để làm được điều này, hướng đến mục tiêu này được thì chỉ có sự sâu sát của lãnh đạo nhà trường, hỗ trợ cho thầy cô” – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc đề nghị.

Đ Giang Quân

 

 

 

Bình luận (0)