Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Chương trình GDPT 2018 bậc THPT: Nhà trường – giáo viên nỗ lực đổi mới triển khai

Tạp Chí Giáo Dục

Thiết kế đa dng các hot đng, tăng cưng tri nghim thc tế cho hc sinh là cách các trưng THPT ti TP.HCM trin khai vi hc sinh khi 10 thc hin Chương trình GDPT 2018.


Nhiu hot đng tri nghim đưc giáo viên tăng cưng t chc cho hc sinh lp 10 trong gi hc

“Trao quyn” cho hc sinh mi gi hc

Giờ hóa học lớp 10A3, Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức) mới đây, với bài học về phóng xạ và phản ứng hạt nhân, học sinh trong lớp được chia thành nhiều nhóm, cùng thiết kế thành những chủ đề, tự tìm hiểu đưa những kiến thức bài học gắn liền với tính ứng dụng trong thực tế thông qua các sản phẩm tranh, ảnh độc đáo, sinh động.

Đây chỉ là một trong những tiết học đổi mới theo hướng “trao quyền” cho học sinh trong giờ học được Trường THPT Dương Văn Thì đẩy mạnh triển khai trong năm học này ở khối lớp 10. Học sinh sẽ tự tìm hiểu kiến thức bài học thông qua sách giáo khoa, tài liệu giáo viên cung cấp, kiến thức trên mạng internet từ vấn đề mà giáo viên đặt ra. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ lại kiến thức, mở rộng thêm kiến thức đến học sinh.

Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, đến thời điểm này cả thầy và trò khối 10 thực hiện Chương trình GDPT 2018 đều “rất êm”. Giáo viên tích cực đổi mới, các giờ học đều tăng cường tính trải nghiệm, tổ chức hoạt động để học sinh học, hiểu bài học. Học sinh thì cơ bản đã quen nhịp với phương pháp học.

Dù vậy, hiệu trưởng này thừa nhận, thời gian đầu khi năm học mới vừa “lăn bánh”, giáo viên và học sinh đều không tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng. Vì từ tập huấn, bồi dưỡng đến đi vào thực tế cần phải là cả quá trình. Còn học sinh thì mới chuyển từ bậc THCS lên bậc THPT, các em phải chuyển đổi phương thức học từ bị động lệ thuộc vào thầy cô sang chủ động khai phá vấn đề.

“Thuận lợi của Chương trình GDPT 2018 là giáo viên được làm chủ chương trình, để đảm bảo co kéo bài học sao cho phù hợp nhất với năng lực đối tượng học sinh lớp mình chứ không còn phải lệ thuộc hoàn toàn vào phân phối chương trình. Ngoài ra, kiến thức chương trình ở từng môn học cũng tiệm cận hơn với kiến thức thực tế, giúp giáo viên dễ dàng tổ chức, thiết kế bài học sinh động. Thế nhưng, để làm được như vậy lại đòi hỏi sự đổi mới rất nhiều từ phía thầy cô” – cô Nguyễn Thị Thanh Trúc nhìn nhận.

Trong nỗ lực đổi mới giờ học, tạo không khí thoải mái cho học sinh khối 10 khi học Chương trình GDPT 2018, giúp các em dễ dàng thích nghi với chương trình, Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) cũng tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các tổ bộ môn.

Đơn cử như tổ giáo dục công dân – thư viện trường mới đây đã tổ chức hội thi Hành trình theo chân Bác cho học sinh khối 10, nhận được sự hưởng ứng tích cực của học sinh. Với các hoạt động trò chơi, tương tác, học sinh vừa dễ dàng tìm hiểu thêm về kiến thức bài học, vừa học một cách nhẹ nhàng.

Đại diện nhà trường nhận định, trước nhiều khác biệt của Chương trình GDPT 2018, việc đổi mới phương pháp dạy học càng trở thành yêu cầu cần thiết đối với từng môn học. Tuy nhiên, việc đổi mới không thể khiên cưỡng mà phải xuất phát từ nhận thức của giáo viên, đối tượng thụ hưởng đầu tiên là học sinh. “Trao quyền để học sinh được tham gia trong các hoạt động của môn học cũng là một hình thức đổi mới” – vị này chia sẻ.

Giáo viên phi t “ci trói” tư duy

Năm học này, cô Lương Thị Nga (giáo viên môn sinh, Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5) được điều động phụ trách thêm hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp khối 10. Đảm nhiệm thêm một vai trò mới song chưa được đào tạo bài bản, cô Nga thừa nhận “đứng lớp chủ yếu bằng kinh nghiệm”.

Trước mỗi giờ lên lớp, ngoài việc nghiên cứu sách, cô Nga luôn phải tự tìm hiểu thêm kiến thức bên ngoài để có thể vận dụng đưa tiết học trở nên sinh động và mở rộng kiến thức cho học sinh, giúp các em học một cách nhẹ nhàng. “Nội dung hướng nghiệp học sinh trước giờ không phải là mới song khi được đưa thành môn học, có sách giáo khoa, có thời lượng dạy rõ ràng, có kiểm tra đánh giá thì việc giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải chuyên sâu hơn. Vì thế, giáo viên phải được tập huấn, bồi dưỡng nhiều hơn nữa để tự tin hơn khi đứng lớp” – cô Nga bày tỏ.


Đến thi đim này, c thy và trò đu đã bt nhp đưc chương trình

Thầy Ngô Hùng Cường – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên chia sẻ, trước khi Chương trình GDPT 2018 ở khối 10 chính thức triển khai từ năm học này thì cách đó vài năm nhà trường đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên. Tuy nhiên, đầu năm học này khi chương trình mới chính thức bắt đầu, một số giáo viên vẫn còn dư âm của phương pháp cũ, vẫn còn tư tưởng sử dụng giáo án giảng dạy, lệ thuộc vào sách giáo khoa khiến cả thầy và trò còn gặp khó.

“Nhà trường đã thiết kế các kênh nắm bắt thông tin, chia sẻ của giáo viên về việc triển khai Chương trình GDPT 2018 ở khối lớp 10. Song song đó, Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn cũng tăng cường dự giờ thăm lớp ở tất cả các bộ môn để nắm bắt, hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời những khó khăn mà giáo viên, học sinh đang gặp phải. Đến thời điểm này thì cả giáo viên và học sinh đã quen tay, quen nhịp” – thầy Ngô Hùng Cường chia sẻ thêm.

Cô Bùi Minh Tâm – Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) đánh giá, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT đặt ra khá rõ là phát huy phẩm chất, năng lực học sinh; cởi bỏ áp lực học tập cho cả thầy và trò với việc giảng dạy thông qua các hoạt động, học sinh là chủ thể chính. Vì vậy, nếu giáo viên không nhìn nhận ra được vấn đề để tự “cởi trói” tư duy, phương pháp giảng dạy cho chính mình thì chính giáo viên sẽ tự tạo áp lực cho mình và học sinh.

“Đổi mới là cả một quá trình chứ không thể nào là ngày một, ngày hai. Khi thầy cô đã quá quen thuộc với lối mòn cũ, để thay đổi được thì thầy cô phải được đồng hành, theo sát, phải được hỗ trợ, tạo điều kiện để nâng cao chuyên môn, gỡ khó và chủ động trong hoạt động giáo dục của mình” – cô Tâm nhấn mạnh.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)