Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chương trình hành động của Chính phủ: Yêu cầu ngành GD-ĐT phát triển đội ngũ nhà giáo, thu hút trọng dụng nhân tài

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình hành động của Chính phủ: Yêu cầu ngành GD-ĐT phát triển đội ngũ nhà giáo, thu hút trọng dụng nhân tài - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Chương trình hành động của Chính phủ: Yêu cầu ngành GD-ĐT phát triển đội ngũ nhà giáo, thu hút trọng dụng nhân tài Audio

Chương trình hành đng ca Chính ph đ ra 8 nhim v, gii pháp đ thc hin Kết lun s 91 ca B Chính tr tiếp tc đi mi căn bn toàn din giáo dc – đào to. Trong đó có phát trin đi ngũ nhà giáo và cán b qun lý giáo dc; thu hút trng dng nhân tài; tiếp tc đi mi cơ chế qun lý, bo đm đ điu kin cơ s vt cht và ngun lc tài chính cho phát trin giáo dc đào to…

Giảng viên Trường ĐH Công thương TP.HCM trong một giờ dạy sinh viên 

Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế”.

Phát trin đi ngũ nhà giáo, thu hút trng dng nhân tài

Chương trình hành động hướng đến nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, tổ chức, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện Kết luận số 91, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đề ra. Đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với giáo dục – đào tạo; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo theo chủ trương của Đảng.

Chương trình hành động đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện. Trong đó có tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục – đào tạo theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong nước; kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn, bảo đảm khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục – đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; bảo đảm sự đồng bộ, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, giáo dục quốc phòng – an ninh, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên… Tập trung đầu tư, hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH và nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục – đào tạo. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, trong đó có mầm non

Đặc biệt, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thu hút trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành giáo dục. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục đào tạo. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục – đào tạo; tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, học viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Tăng cường đưa tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.

Quyết lit đi mi căn bn, toàn din giáo dc – đào to

Tại chương trình hành động, Chính phủ giao Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác chỉ đạo, quán triệt, thực hiện nghiêm và quyết liệt hơn nữa công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo để đạt được các mục tiêu đề ra. Đồng thời, căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại Kết luận số 91 và chương trình hành động này, xây dựng kế hoạch hành động của bộ, ngành, địa phương và triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

Ngày hi sc tr sinh viên TP.HCM có nhiu hot đng đc sc

Trong hai ngày 22 và 23-3, Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM tổ chức ngày hội “Sức trẻ sinh viên TP.HCM” lần thứ 6, năm 2025; thu hút hơn 10.000 lượt học sinh, sinh viên tham gia.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội “Thanh niên TP.HCM” (YOUTH FEST 2025) nhằm chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931/ 26-3-2025) và hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/ 30-4-2025).

Tại ngày hội, các sinh viên đã tham gia nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc như: Chạy bộ, kiểm tra thể lực; thi giải thể thao điện tử, kéo co, đấu võ, bóng bàn, bóng đá; các hoạt động đổi sách lấy cây, thu gom rác thải nhựa; trải nghiệm tái chế nhựa, vẽ lên chai thủy tinh; tư vấn và du học ngoại ngữ. Cùng với đó là những hoạt động về kỹ năng như: Tọa đàm “Người hướng nội làm chuyện hướng ngoại”, “Sách và bạn trẻ”; “Trà sữa cùng gen Z – Hành trình trưởng thành của thế hệ mới”; “Ứng dụng AI trong học tập”; chuyên đề tập huấn các kỹ năng phòng vệ, tự vệ; hoạt động thi thử chứng chỉ TOEIC.

Ngoài ra, ngày hội còn có những hoạt động văn hóa nghệ thuật như: Liên hoan các câu lạc bộ – đội – nhóm nhảy toàn thành năm 2025; các nhóm nhạc sinh viên, ban nhạc học sinh – sinh viên; chương trình “Điểm hẹn cuối tuần”; chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…

Mê Tâm

Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình hành động này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề chưa phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc chương trình hành động thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động đề xuất các nội dung điều chỉnh gửi Bộ GD-ĐT để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Vit Ngân

Bình luận (0)