Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chương trình lý luận văn học theo SGK mới

Tạp Chí Giáo Dục

Lý lun văn hc (LLVH) là b môn quan trng trong ngành văn hc. Nhưng trong chương trình ph thông lâu nay, kiến thc LLVH chưa đưc chú trng đúng mc.

Hc sinh lp 12 trong tiết hc môn ng văn (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Trước đây môn LLVH chỉ dành để dạy sinh viên ngữ văn. Tức là kiến thức lý luận chỉ để trang bị cho người thầy. Thời đó, SGK trung học không có những bài LLVH dành cho học sinh. Đến chương trình giáo dục cải cách và chỉnh lý hợp nhất có một số bài LLVH nằm ở cuối sách tập 2. Nhưng thông thường giáo viên không dạy phần này hoặc chỉ dạy đối phó. Các đề thi học kỳ, tốt nghiệp, tuyển sinh cũng không có phần LLVH. Vì thế nội dung LLVH chưa được chú trọng đúng mức.

Từ năm học 2006-2007, SGK ngữ văn phân ban bắt đầu được sử dụng đại trà trên toàn quốc. Điều đáng chú ý là các bộ sách này, kiến thức LLVH được coi trọng hơn trước nhất là đối với bộ SGK nâng cao. Ngoài một số bài dạy riêng còn có nhiều nội dung LLVH được lồng ghép vào trong các bài giảng văn. Ví dụ như cách trình bày của sách Ngữ văn 12 nâng cao trong bài Việt Bắc có phần giới thiệu thơ lục bát, tính dân tộc của văn học. Trong bài Rừng xà nu có phần thời gian được trần thuật và thời gian trần thuật… Trong bộ SGK hiện hành cũng như trước đây, chương trình môn ngữ văn được sắp xếp theo tiến trình văn học sử. Nghĩa là học sinh được học theo thứ tự từng giai đoạn văn học và phân tích lần lượt từng tác phẩm theo thời gian sáng tác. Còn trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn ngữ văn 2018, SGK được trình bày theo trục ngôn ngữ tiếng Việt. Tác phẩm văn học chỉ được xem như ngữ liệu. Chẳng hạn trong chương trình lớp 11, học sinh phải học các nội dung mang tính lý luận như: Chủ thể sáng tạo, cách lựa chọn đề tài, đặc điểm của tiểu thuyết, ký trữ tình, bi kịch… Giáo viên sẽ dựa vào các tác phẩm gợi ý để tìm dẫn chứng minh họa cho các chủ điểm LLVH. Cùng dạy chủ điểm Đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại có thể giáo viên này chọn phân tích Số đỏ, thầy cô khác chọn phân tích Mùa lá rụng trong vườn. Như vậy mục tiêu chính là rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm nói chung chứ không nhằm học thuộc lòng cách phân tích một tác phẩm cụ thể nào. Để nắm được các kỹ năng này đòi hỏi học sinh phải am hiểu các kiến thức LLVH.

Theo chương trình, có 6 tác phẩm bắt buộc phải dạy (Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ,  Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập), những tác phẩm còn lại chỉ là gợi ý tự chọn. Như vậy, chương trình nhằm hướng tới rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và lý luận chung về văn học chứ không hướng vào phân tích từng tác phẩm cụ thể theo trình tự bắt buộc như trước đây. Các nội dung LLVH ở bậc THPT dựa theo chương trình mới, bao gồm: Văn học và hiện thực (lớp 6, 10); nhà văn và chủ thể sáng tạo (lớp 7, 11, 12); bạn đọc và tiếp nhận văn học (lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12); tính dân tộc, tính nhân loại (lớp 10, 11); đề tài, chủ đề, tư tưởng (lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12); hình tượng nhân vật (lớp 10, 11, 12); cốt truyện (lớp 8, 9, 10, 11, 12); kết cấu (lớp 6, 8, 12); ngôn từ (lớp 6, 8, 10); thể loại (lớp 11, 12).

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm là chương trình phổ thông mới vẫn còn thiếu một số nội dung của LLVH. Có một số nội dung đã được các SGK trước đây đề cập nhưng không được chú ý đúng mức trong chương trình mới. Ví dụ như: Chức năng, đặc trưng của văn học, không gian – thời gian nghệ thuật, hình tượng tác giả, phong cách văn học… Đặc biệt, chương trình chưa chú ý đến tiến trình văn học. Trong khi đây là một phần quan trọng trong chương trình LLVH ở ĐH và cũng đã từng được đưa vào SGK văn học 12 năm 2000. Lẽ ra cần trang bị cho học sinh cách nhận biết một tác phẩm văn học thuộc chủ nghĩa nào. Cũng giống như xem một bức tranh cần phải biết bức tranh ấy theo trường phái nào. Có được trang bị kiến thức về các chủ nghĩa, trường phái, kiểu sáng tác học sinh mới cảm nhận hết vẻ đẹp của nghệ thuật.

Trước đây SGK được cấu trúc theo tiến trình văn học sử. Học sinh phải thuộc lòng ngày tháng năm sinh các nhà văn, phải nhớ mỗi nhà văn có những tác phẩm nào và học thuộc lòng những bài thơ… Trong thời đại hiện nay, những công việc đọc chép và thuộc lòng như thế không còn cần thiết nữa. Bởi vậy chương trình văn học sử chỉ nên cung cấp cho người học bộ khung của lịch sử văn học và phương pháp nghiên cứu tác giả, giai đoạn văn học. Trong tương lai, SGK mới không còn dạy theo tiến trình từng tác phẩm như trước đây. Bởi vậy học văn học sử cần giảm bớt thời lượng để đầu tư cho các môn khác, nhất là LLVH.

LLVH không chỉ là môn lý luận suông mà còn phải có tính thực hành ứng dụng. Nó trang bị cho người học những thao tác để tiếp cận, đánh giá tác phẩm. Người học sử dụng những thao tác đó để phân tích tất cả các tác phẩm văn học đã học trong và ngoài nhà trường kể cả loại hình nghệ thuật khác. Trong tương lai SGK được cấu trúc theo trục ngôn ngữ, phần kiến thức văn học chỉ tập trung vào các chủ điểm LLVH. Bởi vậy môn phương pháp giảng dạy văn học cũng cần sửa đổi, chú trọng nhiều hơn đến kiến thức LLVH. Nếu cần thiết có thể thêm môn phương pháp dạy học LLVH ở trường phổ thông.

Tóm lại, chương trình ngữ văn mới cho thấy nhiều ưu điểm nổi bật của SGK. Một khi chương trình ngữ văn ở phổ thông thay đổi thì chương trình ngữ văn ở các trường sư phạm cũng cần thay đổi. Ở những trường có điều kiện, sự thay đổi ấy cần tiến hành trước khi áp dụng SGK mới.

TS. Phm Ngc Hin
(Trưng ĐH Sài Gòn)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)