Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chương trình mới có độ mở lớn

Tạp Chí Giáo Dục

Ln đu tiên chương trình giáo dc ph thông Vit Nam s không quy đnh chi tiết thi lưng hc tng môn tng tun na, mà ch quy đnh tng môn mi năm. C th, mt năm hc, ch quy đnh mt môn bao nhiêu tiết, còn sp xếp như thế nào tùy ban giám hiu nhà trưng, tùy điu kin tng đa phương…

GS. Nguyn Minh Thuyết

GS. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông) đã thông tin như trên về chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đưc thc hin bài bn

Ông Thuyết cho biết đến nay nước ta đã 3 lần thực hiện cải cách giáo dục (vào các năm 1950, 1956 và 1979) và 1 lần đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Cả 3 lần đổi mới nói trên đều chưa có chương trình mà viết SGK ngay. Đến lần thứ 4 vào năm 1998 mới có chương trình, lúc đó cách làm khác bây giờ, các ban soạn thảo chương trình tiểu học, THCS và THPT riêng, làm việc độc lập nhau. Đến năm 2005, Quốc hội thông qua Luật Giáo dục, trong đó có sửa lại định nghĩa về chương trình giáo dục, yêu cầu phải có chuẩn của chương trình. Lúc đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đương nhiệm Nguyễn Minh Hiển yêu cầu một đơn vị đứng ra tổ chức các chuyên gia khâu nối 3 chương trình lại, bổ sung phần chuẩn vào chương trình. “Thực ra lúc đó tất cả SGK đã hoàn thành, đi in chính thức và đưa vào giảng dạy rồi (SGK tiểu học và THCS đã dạy từ năm 2002, THPT dạy từ năm 2003). Cho nên thực chất chuẩn chương trình hiện hành là lấy từ SGK, có… hơi ngược một chút”, ông Thuyết chia sẻ.

Ông Thuyết nhận định lần thực hiện chương trình và SGK mới này là bài bản nhất, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, Bộ GD-ĐT. Theo đó, lần này chúng ta có Ban soạn thảo chung, có Tổng chủ biên để quán xuyến toàn bộ chương trình tất cả môn học ở 3 cấp học. Và trong cấu tạo của Ban soạn thảo chương trình, có 14 vị chủ biên của chương trình các môn học, chịu trách nhiệm suốt từ tiểu học trở lên THPT. Bên cạnh đó, còn có 3 điều phối viên (cấp tiểu học, THCS và THPT). Trước đây chúng ta làm… ngược khi soạn chương trình theo kiểu chỉ cung cấp kiến thức. Lần này, trước khi soạn các nội dung dạy học, chúng ta phải lùi một bước để xem chân dung người học sinh được đào tạo ra sẽ như thế nào, tức phải xác định cái chuẩn trước. Để làm được điều này, cần quay trở về xác định mục tiêu giáo dục phổ thông và nhiều bước khác như xác định mục tiêu đào tạo nhân lực chung của đất nước, bối cảnh trong nước, quốc tế… Đây là phương pháp sơ đồ ngược.

Ba điu kin tiên quyết quan trng

Về điều kiện thực hiện chương trình, theo ông Nguyễn Minh Thuyết, điều kiện vật chất không có gì thay đổi, vì ngay Nghị quyết 88 của Quốc hội đã yêu cầu soạn thảo chương trình phù hợp thực tiễn dạy và học của Việt Nam. Ông Thuyết đề cập 3 điều kiện tiên quyết quan trọng hơn. Thứ nhất, đổi mới giáo dục lần này cần có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy chính quyền địa phương, nếu coi đây là việc riêng của ngành giáo dục thì thành công sẽ hết sức hạn chế. Thứ hai, cần sự đồng thuận của xã hội. Thứ ba, phải có động lực đổi mới của giáo viên. Tăng lương là tốt nhưng chưa phải là động lực mạnh. Động lực lớn nằm ở việc giao quyền chủ động cho giáo viên và tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy tốt hơn.

Về phương pháp đánh giá tác động của chính sách, ông Thuyết nhấn mạnh chương trình giáo dục phổ thông này là văn bản quy phạm pháp luật nên việc xây dựng cũng tuân theo đúng quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể qua các bước: Đánh giá chương trình hiện hành, đề xuất chương trình mới, đánh giá tác động của chương trình mới, chỉnh sửa và ban hành, chỉ đạo thực hiện.

Giải đáp vấn đề liệu có tiếp tục đổi mới chương trình sau khi đã ban hành hay giữ ổn định, ông Thuyết cho rằng về nguyên tắc, những điểm lớn của chương trình phải ổn định lâu dài nhưng về chi tiết phải có những cập nhật (nếu không khó đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực, yêu cầu cuộc sống). “Chương trình này không phải như bức tượng, đúc xong là xong, mà như một cơ thể sống, phải theo sát yêu cầu cuộc sống”, ông Thuyết nói.

Đi mi mc tiêu giáo dc

Ông Thuyết cho hay điểm mới nhất của chương trình lần này là đổi mới mục tiêu giáo dục. Nói một cách ngắn gọn, chương trình hiện hành chủ yếu cung cấp kiến thức cho học sinh nên giải quyết được việc học xong chương trình các em biết được những gì. Còn chương trình mới phát triển phẩm chất và năng lực nên giải quyết được vấn đề học xong chương trình học sinh làm được những gì. Từ “biết” sang “làm”, đây là triết lý thực học – thực nghiệp của Nghị quyết 29. Khi nghị quyết yêu cầu phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học thì chúng ta chú ý đến người học, chú ý phát triển cá nhân. Do vậy, chương trình có tính mở với người học, với giáo viên, với người viết SGK và với các sở giáo dục. Đây là lần đầu tiên chương trình giáo dục Việt Nam không quy định chi tiết thời lượng học từng môn ở từng tuần nữa, mà chỉ quy định từng môn ở mỗi năm. Cụ thể, một năm học, chỉ quy định một môn bao nhiêu tiết, còn sắp xếp như thế nào tùy từng ban giám hiệu nhà trường, tùy thuộc điều kiện từng địa phương.

Chương trình giáo dục lần này cũng mở ra quyền chủ động cho địa phương. Ở nước ngoài, có 3 cấp chương trình, trong đó chương trình quốc gia chỉ quy định vài môn nhất định; còn lại là chương trình của bang, tỉnh; dưới nữa là chương trình nhà trường (đây mới là chương trình cụ thể). Ở Việt Nam, Luật Giáo dục quy định một chương trình, chưa cho nhiều cấp chương trình nhưng Ban soạn thảo thì theo yêu cầu xây dựng chương trình mở của Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 đã đưa vào nội dung giáo dục của địa phương. Nội dung giáo dục của địa phương ở tiểu học được tích hợp với hoạt động trải nghiệm, còn ở THCS trở lên (7 lớp liền) mỗi năm dành 35 tiết để thực hiện. Tổng cộng có 245 tiết ở THCS và THPT dạy nội dung giáo dục địa phương, nhưng cách làm khác với chương trình hiện hành, không phải ấn định cho địa phương dạy các bài như nhau. Thay vào đó, nội dung này do UBND cấp tỉnh quyết định, lựa chọn, chỉ đạo xây dựng, thẩm định, chỉ có thủ tục là trình Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Chương trình, SGK ln này đưc thc hin bài bn

Về phương pháp dạy học, ông Thuyết nhìn nhận, từ 7-8 năm nay Bộ GD-ĐT đã đưa vào giới thiệu nhiều phương pháp mới, các trường, giáo viên đã làm quen. Nhưng do áp lực các kỳ thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp nên những phương pháp này thường áp dụng tốt hơn ở những lớp đầu cấp. Lớp cuối cấp, giáo viên bị áp lực các kỳ thi nên gần như không áp dụng các phương pháp mới. Tương lai sẽ có những cách cải tiến dần kỳ thi để kiểm tra năng lực học sinh…

Về đánh giá, cũng theo xu hướng đổi mới, đánh giá không chỉ nhằm phân loại học sinh mà để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp, để điều chỉnh học sinh, điều chỉnh cách dạy…

Mê Tâm

Bình luận (0)