Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chương trình mới: kế thừa và phát triển

Tạp Chí Giáo Dục

Đi mi không có nghĩa là xóa đi tt c đ làm li t đu và li càng không th gi nguyên như cũ. Vì thế, cn làm rõ chương trình Ng văn mi kế tha nhng gì ca chương trình hin hành và đi mi nhng gì?

Hc sinh THPT ti TP.HCM trong tiết hc môn văn. Ảnh: Anh Khôi

Tôi xin nêu mấy điểm khái quát sau đây:

1. Tiếp tục mục tiêu giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, phát triển nhân cách cho học sinh, coi đây là thế mạnh của môn Ngữ văn trong việc phát triển phẩm chất. Đổi mới là không nghiêng về tập trung chạy theo khối lượng kiến thức mà coi trọng sự vận dụng kiến thức vào các tình huống mới trong học tập và cuộc sống; phát triển năng lực vận dụng ngôn ngữ và năng lực văn học.

2. Tiếp tục dựa vào các tác phẩm, tác giả lớn, tinh hoa của văn học dân tộc và thế giới, những tác phẩm đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều thế hệ. Chương trình mới sẽ kế thừa những văn bản hay, tiêu biểu trong kho tàng văn học dân tộc; khoảng 70% vẫn là những văn bản trong chương trình hiện hành. Đổi mới là sẽ bổ sung, cập nhật những tác phẩm đương đại, gần gũi với tâm sinh lý của thế hệ học sinh hiện nay. Cần lựa chọn tác phẩm và trích đoạn theo yêu cầu mới giúp cho việc phát triển phẩm chất và năng lực có hiệu quả. Phải dành cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên quyền lựa chọn tác phẩm nhằm phát huy sáng tạo và phù hợp với đối tượng.

3. Tiếp tục hình thành cho học sinh các kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt và văn học; chú trọng yêu cầu đọc hiểu và viết. Đổi mới là hạn chế việc nhồi nhét kiến thức, tập trung thay đổi cách dạy, từ việc chủ yếu giảng cho học sinh nghe, đọc cho học sinh chép sang việc nêu vấn đề – tổ chức, gợi mở cho học sinh trao đổi, thảo luận về văn bản để các em tự tìm ra các giá trị nội dung và hình thức. Vẫn là văn bản ấy, tác phẩm ấy nhưng phải dạy theo hướng phát triển năng lực, từ đọc có hướng dẫn đến việc học sinh biết tự đọc, tự hiểu được các văn bản tương tự.

4. Kế thừa và phát triển định hướng tích hợp và phân hóa. Chương trình hiện hành đã thực hiện tích hợp giữa văn học, tiếng Việt, làm văn nhưng do trục tích hợp của 3 cấp khác nhau nên chưa nhất quán và triệt để; phân hóa ở THPT bằng sách giáo khoa cơ bản và nâng cao nhưng chưa có hiệu quả; tiếp tục tích hợp các nội dung liên môn và xuyên môn một cách hợp lý. Đổi mới là thống nhất trục tích hợp của cả 3 cấp; tích hợp triệt để và nhất quán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu, loại văn bản và giữa các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Thực hiện phân hóa theo năng lực, sở trường của cá nhân; tôn trọng cá tính người học; phân hóa ở THPT còn được thực hiện bằng việc cho học sinh tự chọn một số chuyên đề học tập.

5. Kế thừa và phát triển việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Chương trình hiện hành đã thực hiện đánh giá khả năng đọc hiểu qua những ngữ liệu mới; yêu cầu viết nghị luận xã hội cũng đã đổi mới; riêng yêu cầu nghị luận văn học vẫn còn nhiều hạn chế, học sinh vẫn chỉ cần học thuộc và chép lại tài liệu có sẵn. Đổi mới là khắc phục hạn chế trong việc viết bài nghị luận văn học bằng cách vừa đổi mới cách ra đề, vừa yêu cầu không sử dụng các văn bản, tác phẩm đã học khi ra đề đọc hiểu cũng như đề yêu cầu phân tích, cảm thụ văn học. Khuyến khích sự sáng tạo độc đáo, có cá tính của học sinh trong việc hiểu vấn đề và viết bài văn.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Bình luận (0)