Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chương trình thay SGK lớp 12: Phải xác định kiến thức trọng tâm

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Giáo viên các tỉnh phía Nam tập huấn thay SGK lớp 12Gần một tháng nay chương trình thay SGK lớp 12 đã được các trường THPT thực hiện đồng loạt. Tuy có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn trong quá trình thực hiện, bởi vì việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy không phải là chuyện “ngày một ngày hai”…

Thoáng về khung phân phối chương trình

Thuận lợi của chương trình thay SGK lớp 12 năm học 2008-2009 là dù có một số thay đổi về kiến thức, lượng bài nhưng chương trình mới vẫn dựa trên cái nền của chương trình cũ, đa phần vẫn không xa lạ với giáo viên bộ môn đã từng dạy khối 12. Một số chương bài có thay đổi nhưng theo kế hoạch của bộ tất cả đã được tập huấn trước trong thời gian hè, giáo viên có đủ thời gian làm quen và nghiên cứu trước. Tại các đợt tập huấn của Bộ, Sở và Phòng GD-ĐT, tất cả những kiến thức mới của chương trình đã được hội đồng biên soạn sách cũng như đội ngũ giáo viên cốt cán đưa ra giới thiệu và tìm hiểu kỹ. Ngoài những ý kiến đóng góp, thảo luận cho chương trình, các đợt tập huấn đã tổ chức soạn giáo án và đưa ra dạy mẫu rút kinh nghiệm những tiết học mới.

Tuy nhiên, để tiếp cận với cái mới một cách nhanh chóng không phải là chuyện đơn giản nhất là những kiến thức khoa học lần đầu tiên đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy chương trình lớp cuối cấp THPT nhưng thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa biết thực sự “bắt đầu từ đâu”. Một vài giáo viên bộ môn đang thực hiện chương trình thay sách lớp 12 cho biết có những kiến thức xa lạ không chỉ đối với học sinh mà cả giáo viên. Vì thế họ thật sự lúng túng khi soạn giáo án và lên lớp dạy không biết “lấy” phần nào “bỏ” đi phần nào. Trao đổi vấn đề này, thầy Phan Văn Thạnh – Phó hiệu trưởng Trường THPT Gia Định cho biết: “Trong mỗi chương mỗi bài học đều có những kiến thức trọng tâm, chính vì thế giáo viên phải biết xác định trọng tâm để truyền thụ kiến thức cho học sinh”. Đây là vấn đề không mới nhưng thực tế vẫn có giáo viên chưa thực hiện được nhất là những thầy cô giáo thường hay bị góp ý là “quá tham lam kiến thức khi giảng bài”. Thầy Thạnh cũng lưu ý thêm dù xác định là trọng tâm nhưng giáo viên cũng phải đảm bảo được liều lượng của bài học không được kéo dài hoặc rút gọn lại.

Một điểm mới nữa trong chương trình là Bộ GD-ĐT đã ban hành khung phân phối chương trình giảng dạy. Nếu trước đây chương trình quy định thời gian cụ thể cho từng tiết dạy thì theo khung phân phối chương trình mới chỉ quy định thời gian trong một tuần dạy, còn thời gian của từng bài dạy đều do giáo viên tự quyết định lấy. Điều này đã thực sự “cởi trói” cho những bất cập trước đây trong việc phân phối giờ dạy của giáo viên vì có những bài dài nhưng chỉ được dạy trong một tiết hoặc ngược lại. Trong bất kỳ một tiết dạy nào giáo viên cũng có thể làm chủ được thời gian và dung lượng kiến thức bài giảng. Thầy Ngô Thanh Hải – Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu thừa nhận: “Quy định này có lợi cho người giỏi, giáo viên có cơ hội điều tiết thời lượng linh động phù hợp với các đối tượng học sinh”. Tuy nhiên điều dễ nhìn thấy của những giáo viên có kinh nghiệm thì nếu không biết tiết chế có khi người dạy thường quá sa đà dẫn đến tình trạng “dạy những gì thầy biết chứ không dạy những gì học sinh cần biết”. Đây là những lỗi mà nhiều ý kiến cho rằng đội ngũ giáo viên trẻ thường mắc phải do chưa có kinh nghiệm trong việc chọn lựa kiến thức truyền tải vì “biết mười dạy một chứ không phải biết bao nhiêu dạy bấy nhiêu”.

Đảm bảo chuẩn kiến thức quy định

Để khắc phục hạn chế này theo thầy Thạnh, các tổ nhóm chuyên môn phải có sự thống nhất sau khi tham khảo ý kiến mỗi cá nhân để điều tiết “nhịp đi” trong từng tuần. Cách làm này sẽ tránh được “độ chênh” tiến trình giảng dạy giữa các lớp không làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung của toàn trường. Thông qua tổ chuyên môn một số bài cũng được soạn theo giáo án chung để giáo viên trao đổi phương pháp giảng dạy và cách khai thác kiến thức bài giảng trên cái “sườn” thống nhất. Khi thực hiện giáo viên sẽ tùy thuộc vào đối tượng học sinh công lập hay bán công, ban A hay ban B.D để điều chỉnh lại cho phù hợp. Thầy Lê Duy Tân – Phó hiệu trưởng Trường THPT Võ Thị Sáu cũng nhận định: “Từ chương trình khung các trường dựa trên thực tế để đưa ra bài dạy chi tiết, tuy nhiên phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức quy định. Tổ nhóm chuyên môn, đặc biệt là tổ trưởng bộ môn có vai trò quyết định trong chuyện này”. Mặc dù sự thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn chỉ là tương đối vì còn tùy thuộc vào việc thực hiện của từng giáo viên nhưng đây vẫn được coi như một ràng buộc về chuyên môn để không có ai “đi trật ra khỏi đường ray” ảnh hưởng đến tiến độ chung toàn khối.

Một điểm mới nữa của chương trình đang được dư luận ủng hộ là không còn sự kết hợp giữa kiểm tra tự luận và trắc nghiệm chung trong cùng một bài hoặc một môn kiểm tra. Bài nào kiểm tra theo hình thức tự luận thì không có câu hỏi trắc nghiệm ở trong đó và ngược lại. Cách làm này khắc phục được khó khăn trong khâu in đề cũng như khâu tổ chức thi cử kiểm tra nhất là trong các kỳ thi chung.

Phan Ngọc Quang

Điều mong muốn nhất của giáo viên dạy lớp 12 là bộ nên có cấu trúc đề thi sớm để giáo viên kịp định hướng chương trình giảng dạy vì đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình thay SGK ở lớp cuối cấp việc điều chỉnh sẽ không thể có cơ hội nhiều như hai khối 10 và 11 được.

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)