Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chương trình thiết kế ngược

Tạp Chí Giáo Dục

Có thể thấy, chương trình Ngữ văn hiện hành và chương trình Ngữ văn trước đó thường xuất phát từ khung chương trình của khoa học ngữ văn được sử dụng trong các trường ĐH để thiết kế cho môn học này ở nhà trường phổ thông. Đại để chương trình ngữ văn học những gì về tiếng Việt và văn học thì tham khảo từ đó rồi thu nhỏ lại cho học sinh phổ thông học, nhất là chương trình của bậc THCS và THPT. Kết quả thì mọi người đã rõ là chúng ta có một chương trình rất uyên bác nhưng lại khá nặng nề. Học sinh phải học những nội dung có khi lên ĐH năm thứ mấy mới cần. Trong khi những gì gần gũi, giản dị nhưng hết sức cần thiết giúp các em sống và làm việc tốt thì hình như lại thiếu.

Từ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ này, hầu hết các nước phát triển xác định lại cách tiếp cận trong thiết kế chương trình giáo dục phổ thông. Tất cả các môn học trước hết xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, phải trả lời câu hỏi môn học này giúp gì cho học sinh sống tốt hơn, làm thành thạo hơn, ứng dụng được nhiều hơn vào cuộc sống? Biết rất nhiều kiến thức Đông, Tây, kim cổ, thuộc rất nhiều thơ văn để làm gì nếu vẫn cứ nói ngọng, viết sai. Nếu cứ đọc mà không hiểu văn bản nói gì hoặc người ta nói trắng lại hiểu thành đen, người ta nói đùa lại tưởng nói thật?

Nhu cầu thực tiễn ấy buộc chương trình các môn học “thiết kế ngược”, có nghĩa là không xuất phát từ khoa học ngữ văn ở trường ĐH mà xuất phát từ các kỹ năng cần thiết mà mỗi học sinh cần cho cuộc sống hàng ngày khi các em còn học ở bậc phổ thông; những kỹ năng mà môn học này có lợi thế hình thành và phát triển. Với môn học ngữ văn ở phổ thông, trước hết xuất phát từ nhiệm vụ làm thế nào để học sinh đọc hiểu tốt, hiểu sâu, biết nhận xét, đánh giá đúng những gì đọc được, biết rung động trước cái hay, cái đẹp từ đó làm theo và tạo ra cái đẹp, cái hay. Không chỉ viết gãy gọn, rõ ràng, có ý tưởng, diễn đạt hay… mà các em còn nói tự tin, rõ ràng, sáng sủa, có trọng tâm, đúng chủ đề, từ nói đúng đến nói hay. Đồng thời học sinh phải biết nghe để hiểu các thông tin đúng, chính xác những gì nghe được. Đạt được điều đó chính là các em đã có năng lực ngữ văn.

Xuất phát từ các năng lực cần phát triển ấy mà lựa chọn thiết kế các nội dung kiến thức để dạy học (có nghĩa là trả lời cho được câu hỏi: dạy cái gì?). Cần nói ngay, để có năng lực rất cần có kiến thức, kiến thức vẫn rất quan trọng. Nhưng chỉ lựa chọn những kiến thức cần và giúp cho học sinh đọc, viết, nói và nghe tốt để đưa vào nội dung dạy học. Cách thiết kế ấy các nước phát triển gọi là thiết kế ngược (back up design); WB gọi là sơ đồ ngược “back mapping”. Lâu nay nhiều việc, nhiều điều ta cứ nghĩ làm thế là sai, hóa ra lại đúng; cứ nghĩ làm thế là ngược hóa ra nó lại xuôi. Gọi là ngược đấy mà hóa ra không ngược là thế.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)