Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyện của “chàng trai một chân”

Tạp Chí Giáo Dục

Va tròn 3 tui, không may b mt mt chân trong mt ln gia đình lâm đi nn. Cuc sng k t ngày đó đi vi chàng trai Lương Phi (SN 1990), khi ph Xuyên Đông, th trn Nam Phưc (huyn Duy Xuyên, tnh Qung Nam) là mt hành trình đưc viết lên bng câu chuyn ngh lc, khát vng vươn lên giúp mình và giúp ngưi nghèo…

Dù ch còn mt chân, nhưng Phi vn vưt qua chng đưng núi ti 9 gi đi b đ đến trao quà cho bà con nghèo  xã Trà Dơn

t qua nghch cnh

Tròn 30 tuổi, Phi đã sống khiếm khuyết chân trái ngót 27 năm. Với Phi, đó là một ký ức thật buồn: “Mẹ em kể lại, năm đó em 3 tuổi, trong một buổi trưa yên ắng ở Xuyên Đông khi mọi người đang ngon giấc thì một người hàng xóm bất ngờ phát bệnh tâm thần vác rựa xông thẳng vào nhà em chém loạn xạ… Lần đó mẹ và chị gái bị thương nặng, em vĩnh viễn mất đi chân trái”, Phi chỉ tay vào chiếc ống quần buông thỏng. Vết chém đứt đến 2/3 đùi trái. Cũng sau đận cả nhà gặp nạn, mẹ Phi dù giữ được tính mạng nhưng không còn sức khỏe, gánh nặng mưu sinh dồn lên vai ba Phi. Một mình ông vừa lo cơm bữa vừa lo thuốc men cho vợ, con. Nhiều lúc gia đình lâm vào cảnh khánh kiệt.

Phi trải qua những năm tháng tuổi thơ với muôn vàn câu hỏi: Tại sao các bạn có thể chạy nhảy đá bóng, còn mình thì không?… Tới tuổi đến trường, nhìn ánh mắt Phi khao khát được học chữ, ba mẹ dành thời gian đưa Phi đến trường. “Lớn lên chút nữa, ba bận đi làm ruộng, em tập đạp xe. Ngã xe không phải là chuyện hiếm, nhưng ngã thì đứng dậy. Đạp riết thành quen. Lên cấp 3, nhà cách trường hơn 5 cây số, em vẫn đạp xe đến trường, khó nhất là những đoạn đi qua con dốc cao để xuống cây cầu chìm đầu làng, nhiều lần ráng hết sức mà xe cứ thụt lùi”, Phi kể lại.

Tốt nghiệp THPT, Phi chọn thi vào hệ trung cấp của Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng), ngành CNTT. Phi nói ngành này phù hợp vì không cần nhiều sức lực từ đôi chân. Phần khác thời gian học ngắn để đỡ vất vả cho ba mẹ. Hành trang từ Duy Xuyên về Đà Nẵng của Phi có thêm chiếc xe đạp cũ. Bằng cách ấy, cậu đều đặn đến trường mỗi ngày. Ra trường, Phi ở lại làm việc cho một studio ở Đà Nẵng. 3 năm sau đó, không muốn an phận làm thuê, Phi lên kế hoạch và được một mạnh thường quân giúp đỡ mở một phòng thu âm. Năm 2016, Phi cưới vợ. Chàng trai một chân trở thành trụ cột của gia đình, là điểm tựa cho ba mẹ già, vợ và hai con nhỏ.

Khát vng cho ngưi nghèo

Trở lại với câu chuyện phòng thu âm ở thành phố, Phi nói, 5 năm làm nghề đã đem đến cho Phi mức thu nhập ổn để nuôi vợ con và phụ giúp ba mẹ. Nhưng nghĩ đến cảnh, ở quê một mình vợ xoay xở với hai con nhỏ dại, ba mẹ thường xuyên đau yếu nên Phi quyết định về quê. Phi bảo: “Mang phòng thu về quê đương nhiên mức thu nhập không như mong muốn. Thi thoảng mới có một người tìm đến thu một vài clip, video ngắn. Tuy nhiên, trước khi về em đã thử kiếm công việc mới ở Youtube và cũng khá thích thú với công việc này”. Những ngày bắt tay vào làm Youtube, Phi gặp muôn vàn khó khăn. Chọn mảng ẩm thực để giới thiệu trên trang riêng của mình nhưng các lượt xem quá ít, không đủ để được duyệt chức năng thu nhập. Nhiều đêm thức trắng, Phi nghĩ cách tạo ra sự hấp dẫn trên tài khoản Youtube của riêng mình. Cải thiện dần từng tí bằng cách giới thiệu, nắn nót từng khuôn hình… Dần dà những video Phi đưa lên được nhiều người quan tâm. Chức năng thu nhập được bật như chiếc phao cứu sinh giúp Phi có thêm động lực.

Gần nửa năm trở lại đây, tài khoản Youtube “Thánh một chân” của Phi thu hút sự quan tâm của người xem bởi những video chia sẻ các câu chuyện cảm động về những mảnh đời neo đơn, khó khăn, bất hạnh… Đâu đó ở các bản làng vùng cao Quảng Nam, người đi đường hay bắt gặp hình ảnh chàng trai một chân, chống nạng luồn lách trên cung đường núi hiểm trở cùng với bạn bè của mình, các mạnh thường quân để tìm hiểu về đời sống của đồng bào nghèo. Gần đây nhất, Phi cùng bạn bè đến thôn 5, xã Trà Dơn (huyện Nam Trà My) để khảo sát. Chặng đường từ trung tâm xã đến thôn 5 dài hơn chục cây số, trời mưa, đường lầy lội và dốc đứng, Phi mất tới 9 tiếng đồng hồ để vào thôn 5. “Chuyến đi đó mệt rã hai tay vì phải chống nạng vượt qua cung đường đèo, dốc toàn đá dăm và bùn lầy. Mệt nhưng được bà con chào đón, em thấy rất vui”. Sau chuyến đi đó, Phi kêu gọi được gần 60 triệu đồng để mua thực phẩm tặng cho bà con.

Đã có hàng chục hoàn cảnh khó khăn được Phi giúp đỡ bằng cách ấy. Phi bảo: “Em đã trải qua những ngày tháng khó khăn. Nay em muốn làm một điều gì đó để kêu gọi cộng đồng chung tay san sẻ những khó khăn, bất hạnh đó. Với em, kêu gọi được các mạnh thường quân đem đến cho người nghèo những bữa cơm, tấm áo hay mái nhà che nắng mưa, những khoản tiền viện phí là hạnh phúc của mình”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)