Y tế - Văn hóaThư giãn

Chuyện của “Thủ lĩnh băng vịt đồng”

Tạp Chí Giáo Dục

Tác gi Lê Quang Trng

Gn đây, đc gi vô cùng thích thú vi “Th lĩnh băng vt đng” ca tác gi tr Lê Quang Trng. Cun sách sau khi phát hành (tháng 1-2019) vi sng 1.500 bn in, mi đây Nhà xut bn Kim Đng tiếp tc tái bn.

1.Nuôi vịt đẻ chạy đồng là một nghề đặc trưng ở miền Tây. Những con vịt được chăn trên cánh đồng sẽ ăn ốc bươu vàng, trứng ốc và lúa sót lại sau mùa gặt… Khi hết thức ăn, chủ bầy dẫn đàn vịt sang cánh đồng khác. Công việc vất vả, thu nhập bấp bênh, lại thường xuyên xa nhà. Để bảo vệ bầy vịt, chủ vịt hay nuôi thêm ngỗng và chó. Hiểu được sự thiếu thốn đó, con người và vật nuôi cũng nương tựa nhau mà sống, bầu bạn.

“Thủ lĩnh băng vịt đồng” chỉ vỏn vẹn 135 trang với 20 mẩu chuyện nhỏ nhưng đã trở thành một câu chuyện đầy hấp dẫn, thú vị từ ngòi bút của chàng trai sinh năm 1996. Lấy bối cảnh những cánh đồng sông nước mênh mông, tác phẩm mở đầu ấn tượng với sự ra đời của chú ngỗng con. Hành trình của bầy vịt chạy đồng cùng “thủ lĩnh” ngỗng tên Cua và con chó nhỏ cũng là hành trình khám phá cuộc sống, trưởng thành, biết thấu hiểu và chia sẻ của các nhân vật đã được nhân cách hóa. “Hồi nhỏ mình thấy bà ngoại nuôi ngỗng cùng bầy vịt. Ngoại hay nói vui, ngỗng là vua của vịt. Sau này có dịp về quê một người bạn nhà nuôi vịt, được tận mắt chứng kiến và nghe kể nhiều chuyện về vịt. Mình chợt nhớ đến chuyện của ngoại và cốt truyện chợt hiện ra. Vậy là mình viết” – Lê Quang Trạng chia sẻ.

2.Vịt chạy đồng đi vào tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi với lời lẽ đậm chất miền Tây đã trở thành một câu chuyện hấp dẫn thiếu nhi lẫn người lớn. Tuy nhiên, truyện cũng để lại nhiều suy ngẫm. Đó là đoạn bà vịt mái già nói với Trống cồ về việc bà đẻ thêm cái trứng trên đê để vịt con có quê hương nguồn cội: “Tui có đẻ gần cây rơm trên đê một trứng vịt có trống, hy vọng người ta thấy mà đem về cho gà ấp cũng được. Tui gửi lại đó đứa con, cho nó có nơi làm xứ sở, không đi tứ xứ, không quê hương nguồn cội như tụi mình”. Đây cũng chính là cái đoạn mà tác giả tâm đắc. “Mình thấy đoạn đó thể hiện rõ nét tinh thần của tác phẩm: Chia ly và hy vọng, buồn nhưng không bi quan. Suốt đời rong ruổi đau nỗi đau ly hứng nhưng vẫn mong con mình sẽ có một nơi để làm nguồn cội. Đó cũng chính là tinh thần của cái nghề nuôi vịt” – nhà văn trẻ bộc bạch.

Cun sách “Th lĩnh băng vt đng” ca tác gi tr Lê Quang Trng

3.Sinh ra từ vùng quê Nam bộ (An Giang) nên tác giả “Thủ lĩnh băng vịt đồng” có nhiều cơ hội hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận rõ rệt từng hơi thở của cuộc sống và tận mắt chứng kiến hình ảnh người chăn vịt trên cánh đồng. “Trước đó, nhà ngoại mình từng nuôi vịt và ngỗng. Vì vậy, mình đã có khoảng thời gian gắn bó với chúng” – Lê Quang Trạng tiết lộ.

Mỗi cánh đồng đi qua đều để lại nỗi khắc khoải. Cũng bởi nơi ấy đã nuôi dưỡng những con người lao động phóng khoáng mà hiền hòa, ân nghĩa. Nơi ấy con người xem vật nuôi là bạn bè, họ nói chuyện bỡn cợt, đùa giỡn với vật nuôi. “Nuôi vịt là một nghề thầm lặng nhưng lại mang nhiều ý niệm “nghề khá gian nan vì phải đi rong ruổi khắp mọi nơi và hầu như hiếm khi được ăn Tết ở nhà. Nghề cũng khá bẽ bàng nhưng lại rất tình cảm giữa những người đồng nghiệp. Qua tác phẩm này, mình muốn các bạn nhỏ hiểu hơn về nghề nuôi vịt chạy đồng, một nghề gian nan nhưng cũng đáng trân quý” – tác giả gửi gắm.

Bài, nh: H Trinh

Bình luận (0)