Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển dịch đất đai: Cần dựa trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích

Tạp Chí Giáo Dục

“Giám sát vic gii quyết khiếu ni, t cáo liên quan đến thu hi đt đ thc hin d án phát trin kinh tế, xã hi” – là ni dung hi tho do Ban Dân nguyn, y ban Thưng v Quc hi (UBTVQH) t chc ti TP.Cn Thơ t ngày 27-7 đến 28-7-2020.

Theo số liệu của Ban Tiếp công dân TW, Thanh tra Chính phủ, qua tổng hợp rà soát, có 44/63 địa phương xuất hiện các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người tại Trụ sở Tiếp công dân TW với 221 vụ việc. Các vụ việc khiếu nại phức tạp chủ yếu liên quan đến vấn đề giá và phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi, giải phóng mặt bằng…

Ông Tô Văn Đáp – Phó Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường – cho rằng: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là chính sách, pháp luật về đất đai, nhất là các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng chưa giải quyết được hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, nhất là giá bồi thường về đất. Bên cạnh đó chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất đai quy định ngày càng có lợi cho người dân, nhất là những dự án kéo dài nhiều năm, dẫn đến những trường hợp trước đây đã được bồi thường nay tiếp tục đòi được áp dụng chính sách mới. Tình trạng đưa quá nhiều dự án, công trình vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm so với khả năng thực hiện dẫn đến tình trạng “Dự án treo”, ảnh hưởng việc cấp giấy chứng nhận và thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Quá trình triển khai thực hiện các dự án tại một số địa phương không công khai, minh bạch, không chấp hành đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Giá đất để tính bồi thường của một số dự án còn thấp so với giá thị trường”.

Từ thực tế này, các đại biểu cho rằng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành Luật Đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân…

Ông Dương Thanh Bình – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội – nêu kiến nghị: Khi sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai cần làm rõ một số vấn đề, trong đó có việc phải xác định rõ ràng, cụ thể các trường hợp “thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” và các trường hợp sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh. Trong đó cần bảo đảm yếu tố thu hồi đất thật sự cần thiết vì lợi ích quốc gia, công cộng; đảm bảo việc thi hành không vướng mắc, lẫn lộn với dự án sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh. Phải quy định thống nhất, đảm bảo quyền, lợi ích của người dân khi bị thu hồi đất trong các trường hợp không bị chênh lệch, tránh gây thiệt hại cho người dân, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp…

Ông Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – thừa nhận: “Chuyển dịch đất đai bắt buộc luôn gây ra tình trạng bất ổn định xã hội vì khiếu kiện và khiếu nại hành chính tăng. Chuyển dịch đất đai tự nguyện tạo được ổn định xã hội nhưng lại khó thực hiện vì luôn tồn tại một thiểu số người đang sử dụng đất bất hợp tác với chủ đầu tư dự án. Lúc này rất cần xây dựng một cơ chế đồng thuận với đa số cộng đồng về phương án chuyển dịch đất đai dựa trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích. Cơ chế này sẽ loại bỏ được cả 2 nhược điểm nói trên”.

Đan Phưng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)