Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chuyển đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thành điểm thi

Tạp Chí Giáo Dục

T năm 2018, B GD-ĐT đã công b đ thi tt nghip THPT s có 4 đ thi gc. Đây là bưc đt phá đáng ghi nhn đ tránh s sao chép ca thí sinh trong quá trình làm bài thi. Tuy nhiên, s thay đi này cũng ny sinh nhiu tranh cãi v s chun, đ chênh lch kiến thc (đ khó) gia các đ và đ may ri ca thí sinh.


Thí sinh ti TP.HCM trao đi sau bui thi môn tiếng Anh trong k thi tt nghip THPT năm 2020 va qua. Ảnh: Y.Hoa

Thi tt nghip… và s may ri ca thí sinh

Ở các kỳ thi quốc tế chuẩn do các ĐH danh tiếng tổ chức như IELTS, TOEFL…, đề thi chỉ có duy nhất một đề gốc và áp dụng trên toàn thế giới cho toàn thí sinh thi cùng một lúc. Chẳng lẽ các đơn vị tổ chức này không sợ thí sinh copy hay sao chép lẫn nhau? Cứ cho rằng sự sáng tạo trong việc tạo 4 đề thi gốc khác nhau trong cùng một kỳ thi là tốt, nhưng liệu sự vênh về độ khó của các đề có đáng kể không? Đây là câu hỏi mà người viết luôn băn khoăn và lo lắng về sự công bằng cho các thí sinh. Vì hầu hết học sinh chọn điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển vào đại học và là sự cạnh tranh trực tiếp của các em, nhất là các trường đại học top trên. Xin được phép phân tích một chút về sự không bằng ở các đề thi, điển hình năm 2020: Chúng ta phải đồng ý và thống nhất rằng môn tiếng Anh là một môn đặc thù, không giống những môn tự nhiên như toán, lý, hóa… Đối với các môn tự nhiên này, thí dụ trong cùng một nội dung câu hỏi, chúng ta chỉ cần thay đổi dữ liệu chênh lệch một chút thôi thì có n câu hỏi khác đi nữa thì độ khó giữa các đề xem như không đáng kể. Riêng môn tiếng Anh, vấn đề lại khác vì nó là ngôn ngữ, mà ngôn ngữ thì mỗi từ vựng lại mang một nghĩa khác nhau! Khi phân tích độ khó của một đề thi tốt nghiệp, chúng ta đồng ý rằng phần từ vựng, đọc hiểu và điền khuyết là yếu tố quyết định sự phân hóa học sinh và đây là phần cạnh tranh gay cấn của các thí sinh để được lọt vào những trường đại học top trên. Vì vậy, khi ra đề thi, bộ phận ra đề phải hết sức thận trọng với phần này và phải có một ma trận đề cụ thể và chi tiết. Thí dụ phần Cloze (điền khuyết) trong đề thi. Tất nhiên trước khi ra đề, chúng ta có ma trận đề, nhưng phải cụ thể hơn ở phần này. Giả sử đề 1 phần này nói về “internships” thì tất cả các đề 2, 3, 4 phải nói về cùng chủ đề internships này và độ khó tương đối giống nhau về từ vựng. Thí dụ, phần này có 5 câu, câu 1 là liên từ (giả sử 4 phương án lựa chọn là A. However, B. Therefore, C. Moreover, D. Otherwise) thì tất cả các đề khác cũng phải có các phương án trả lời phải giống như thế và tương tự cho các câu còn lại trong phần này. Sang phần Reading Comprehension (đọc hiểu) cũng vậy, chúng ta phải thống nhất chung chủ đề hoặc chủ điểm vì mỗi học sinh có thế mạnh từ vựng khác nhau. Điều mà người viết chia sẻ là hạn chế sự vênh về độ khó giữa các đề. Các đề phải cùng chủ điểm, cùng dạng câu hỏi và cùng độ khó của các đoạn văn.

Cn thêm mt bưc na đ gim áp lc thi ngoi ng cho thí sinh!

Học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung mà mục tiêu cuối cùng là sử dụng được ngôn ngữ đó trong giao tiếp cuộc sống, công việc, học tập, nghiên cứu… và điều đó thể hiện qua năng lực sử dụng ngôn ngữ đó của người học. Vì vậy, khi kết thúc chương trình học, bất kỳ người học nào thỏa mãn được điều kiện đầu ra thì được công nhận năng lực ngôn ngữ của họ. Học sinh THPT cũng không ngoại lệ, sau khi các em đã học xong chương trình ngoại ngữ tại các trường phổ thông, các em phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ đó, mà hầu hết là tiếng Anh, là môn bắt buộc. Việc đưa môn tiếng Anh là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thể hiện một quyết tâm cao của lãnh đạo ngành giáo dục là nâng tầm khả năng sử dụng tiếng Anh, tiến đến từng bước xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 tại Việt Nam và ngang tầm với quốc tế trong thời kỳ hội nhập.

Kể từ khi Thông tư 4/2017/TT-BGDĐT về điều kiện miễn thi tốt nghiệp và miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều phụ huynh và học sinh rất quan tâm đến việc được miễn thi môn ngoại ngữ nếu đạt chuẩn theo quy định của bộ. Chính điều kiện miễn thi này, ngày càng nhiều học sinh tham gia các khóa học để đạt các chứng chỉ nhằm giảm áp lực thi cử nặng nề cuối cấp. Đây là bước đột phá rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đây thiết nghĩ chưa đủ, mà cần Bộ GD-ĐT xem xét và nghiên cứu thêm một bước nữa là chuyển đổi từ thang điểm các chứng chỉ này sang thang điểm thi đại học. Các em học sinh khi sở hữu những chứng chỉ còn hiệu lực này chỉ được xét miễn thi tốt nghiệp THPT, chứ không được dùng để làm cơ sở để xét tuyển vào đại học. Tại sao thế? Sao lại “làm khó” học sinh? Tại sao không thể dùng điểm số này làm cơ sở xét vào đại học cho các em học sinh? Chẳng lẽ những chứng chỉ quốc tế này không đáng tin cậy sao? Thiết nghĩ Bộ GD-ĐT nên làm một bước tiếp theo là chuyển đổi kết quả thi làm căn cứ xét tuyển vào đại học để giảm áp lực cho học sinh. Tuy nhiên, nếu các em học sinh đã có chứng chỉ quốc tế phù hợp rồi nhưng muốn thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ thì cứ đăng ký thi. Cũng theo Khoản 2 Điều 35 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, nếu bộ nghiên cứu kỹ và chuyển đổi sao cho tương ứng từ điểm IELTS sang điểm xét tuyển đại học tốt, thiết nghĩ từ năm học 2020-2021 trở đi, ý thức về việc học ngoại ngữ sẽ được phát huy và nhân rộng trong học sinh, và đội ngũ này là nguồn lực đóng góp lớn vào việc hội nhập trong thời đại toàn cầu hóa và rút ngắn việc hiện thực hóa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 tại Việt Nam.

Dưới đây là bản chuyển đổi tham khảo điểm IELTS tiếng Anh sang điểm thi đại học, theo quan điểm cá nhân của người viết:

Đng Thanh Huân
(giáo viên tiếng Anh Trưng THPT
Nguy
n Du, Q.10, TP.HCM)

Bình luận (0)