Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi số – cuộc “cách mạng” thời đại của báo chí

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chuyn đi s (CĐS) báo chí công ngh ch là tc đ, là tin ích, tích hp vi thiết b thông minh đ kết ni nhanh hơn, tương tác tt hơn, hiu ng nhiu hơn. Vn đ ct lõi thu hút, gi chân bn đc vn là cht lưng ni dung. Vì thế, CĐS báo chí không ch đu tư h thng h tng, thiết b công ngh, đu tư phát trin con ngưi mà phi chú trng đến c cht lưng sn phm báo chí. Quyết đnh s sng – còn ca các cơ quan báo chí. Nói không ngoa, CĐS là cuc “cách mng” mang tính thi đi ca báo chí…


Phóng viên tác nghip

Có thể thấy, CĐS là nhu cầu tất yếu của dòng chảy lịch sử phát triển xã hội. Nếu không CĐS báo chí sẽ trở thành lạc hậu và không đáp ứng được thị yếu bạn đọc. Chưa kể hiện nay có rất nhiều thiết bị thông minh ra đời đòi hỏi quá trình CĐS cần kịp thời hơn bao giờ hết. Báo cáo Digital Vietnam 2022 bởi WeAreSocial cho thấy, Việt Nam có hơn 156 triệu thuê bao di động; 97,6% người dùng internet từ 16 đến 64 tuổi sở hữu smartphone. Trung bình 6 tiếng 38 phút sử dụng internet và hơn 50% thời gian được thực hiện trên thiết bị di động.

Phóng viên phi có s thay đi và n lc

Là người tham gia chính vào xây dựng tin/bài vì thế trong xu thế CĐS đòi hỏi phóng viên, nhà báo phải có sự chủ động chuyển đổi từ tác nghiệp truyền thống sang chuyên nghiệp, hiện đại. Trong quá trình đó, ứng dụng công nghệ chính là cơ hội để người làm báo thể hiện bản lĩnh tác nghiệp, xây dựng tin bài. Từ cách mã hóa các thông tin bằng sơ đồ, biểu ngữ cho đến xây dựng Infographic, Long-form, Youtube… để mang đến những sản phẩm báo chí vừa nhanh vừa chất lượng đến bạn đọc.

Chị Hoàng Tuyết, phóng viên Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) chia sẻ để ứng dụng tốt công nghệ vào quá trình tác nghiệp, chị và đồng nghiệp được tập huấn sử dụng các phần mềm, kỹ năng thực hành. Trong đó có sử dụng phần mềm CMS vào xây dựng tin/bài trực tiếp trên môi trường tòa soạn điện tử, và gồm cả các kỹ năng chèn hình ảnh, video, biểu đồ động…

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức: Chuyển đổi số trong cơ quan báo chí là xu thế tất yếu

Chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí là xu thế tất yếu và là quá trình không thể đảo ngược, cần tận dụng những cơ hội thời đại mang lại. Chúng ta đang ở thời đại thông tin, với khối lượng thông tin khổng lồ và tốc độ sản xuất thông tin nhanh, nếu vẫn bám theo tư duy cũ, công nghệ cũ, cách làm cũ chắc chắn sẽ không theo kịp. Chuyển đổi số là một quá trình, khi không thể đạt được ngay thì phải tích cực tham gia vào quá trình này, phải được thực hiện căn cơ, toàn diện từ tòa soạn, lãnh đạo và phóng viên.

“Với cách làm việc mới, phóng viên gần như 1 biên tập viên. Mọi tin/bài phóng viên gửi về tòa soạn duyệt gần như hoàn chỉnh từ nội dung câu chữ, đến chèn hình ảnh, video giúp khâu duyệt, đăng tải lên nền tảng công nghệ nhanh hơn. Không như trước kia, phóng viên chỉ gửi văn bản tin/bài qua thư điện tử kèm theo hình ảnh về tòa soạn, sau đó tòa soạn mới xử lý, rất thủ công, tốn thời gian”, chị Tuyết cho biết.

“Trong xu thế công nghệ phát triển, bạn đọc đọc trực tuyến ngày càng nhiều đòi hỏi người làm báo phải có sự thay đổi mới có thể phát triển, tồn tại. Thay đổi mới có thể cạnh tranh bạn đọc của các báo khác và cả các mạng xã hội”, chị Tuyết cho biết thêm.

Khá thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ vào thực hiện tin/bài như sử dụng ứng dụng CMS, xây dựng Youtube, định dạng bài long-form, chị Thanh Chúc, phóng viên tại Paralympic.org.vn cho rằng tham gia vào CĐS báo chí trước hết người làm báo phải có vũ khí. Vũ khí đó là thiết bị công nghệ và phải biết ứng dụng.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận công nghệ chỉ là tốc độ, là tiện ích, tích hợp với thiết bị thông minh để kết nối nhanh hơn, tương tác tốt hơn, hiệu ứng nhiều hơn. Vấn đề cốt lõi để thu hút, giữ chân bạn đọc vẫn là chất lượng nội dung, đòi hỏi phóng viên phải có tính sáng tạo, tìm được cái mới hơn để nâng tầm giá trị tờ báo, nâng tầm phóng viên.

“Phóng viên không chỉ biết viết, mà phải có thẩm mỹ để làm mới lạ bài viết. Phải biết “trò chuyện” với bạn đọc chứ không phải chỉ viết bài, bình luận một chiều. Một sự việc có thể khai thác nhiều hướng, tạo nên sự khác biệt thì khả năng cạnh tranh sẽ rất cao. Thậm chí, người làm phóng viên phải có tư duy kinh doanh mới nghĩ ra đề tài kiếm tiền”.

Theo chị Chúc, CĐS báo chí là mảnh đất cạnh tranh khốc liệt. Ở đó không chỉ đòi hỏi người giỏi công nghệ mà cần cả những người biết sáng tạo nội dung, biết đột phá. “Như kênh Youtube 1977 Vlog, dựa vào tác phẩm văn học, 3 diễn viên tự viết kịch bản, tự làm diễn viên, tự quay phim. Khác với các kênh khác là họ làm phim thời cách mạng đen trắng nhưng nội dung là thông tin hiện đại, thu hút được lượng lớn người xem từ đó thu về nhiều tiền từ quảng cáo. Đây chính là sự đột phá”, chị Chúc ví dụ.

Mun chuyn đi s thành công phi ng dng công ngh

Với kinh nghiệm 12 năm thực hiện CĐS báo chí khá thành công, ông Lê Xuân Trung – Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ cũng cho biết, báo chí muốn CĐS thành công phải ứng dụng công nghệ, am hiểu công nghệ để có thể vận hành được cơ quan báo chí trong tình hình mới. Nhưng đi cùng đó phải sản xuất được nội dung chất lượng cao, hấp dẫn, thu hút bạn đọc thì CĐS mới thành công.

“CĐS chỉ là cách thức để vận hành một cơ quan báo chí trong tình hình mới để sử dụng sản phẩm báo chí một cách có hiệu quả, phân phối sản phẩm cho các nền tảng công nghệ và trên môi trường số. Đơn cử, báo điện tử, hay các nền tảng Youtube, TikTok, Postcard, Facebook… là những kênh để cơ quan báo chí phân phối sản phẩm đến bạn đọc. Còn bản chất của vấn đề vẫn là sản xuất nội dung chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc”, ông Trung nhấn mạnh.

Theo ông Trung, trong quá trình CĐS, ban biên tập phải chủ trì chương trình CĐS của từng tờ báo. Phải xác định CĐS là cách để mình đổi mới, tiếp cận bạn đọc trong thời đại mạng xã hội và không gian mạng đang phát triển nhanh. Bạn đọc di chuyển hết lên không gian mạng thì báo chí cũng phải phục vụ bạn đọc trên mạng bằng báo điện tử và các loại hình báo chí mới trên mạng. Từ đó, đầu tư hạ tầng công nghệ, thiết bị công nghệ và tập huấn, đào tạo đội ngũ làm báo biết sử dụng được công nghệ.

Tại Tuổi trẻ, thực hiện CĐS mất từ 5 đến 7 năm đội ngũ làm báo mới quen được thao tác làm việc trên môi trường số và tòa soạn điện tử. Việc CĐS thực hiện khá sớm để phục vụ cho việc đổi mới và tiếp cận bạn đọc trên môi trường số giúp báo online thường đạt trong top 5 các báo điện tử được đọc nhiều nhất Việt Nam. Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, Tuổi trẻ đứng ở vị trí số 2, chỉ sau một tờ báo điện tử hoạt động hơn 20 năm.

Có thể thấy, CĐS là nhu cầu tất yếu của dòng chảy lịch sử phát triển xã hội. Nếu không CĐS báo chí trở thành lạc hậu và không đáp ứng được thị yếu bạn đọc. Tại Việt Nam, CĐS báo chí còn phù hợp với thị hiếu người dân thích nghe – nhìn – lướt – xem. Tuy là sức ép lớn cho người làm báo nhưng bắt buộc phải làm.

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)