Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi số: Dấu ấn nổi bật của thành phố năm 2023

Tạp Chí Giáo Dục

Chuyn đi s (CĐS) gn vi công tác ci cách hành chính là nhng gii pháp mà nhiu cơ quan, đơn v trên đa bàn TP.HCM đang thc hin trong qun lý Nhà nưc. Gii pháp đã nâng cao hiu qu công vic, phc v ngưi dân, doanh nghip trong gii quyết th tc hành chính ngày càng tt hơn.

Nâng cao s hài lòng ca ngưi dân

Trái với cảnh phải đến bệnh viện từ tờ mờ sáng xếp hàng lấy số thứ tự khám bệnh như trước đây, ngày 8-1-2024, anh Phạm Khoa (ngụ quận 10) có sẵn số thứ tự đặt trực tuyến từ tối hôm trước đưa con gái đến thẳng phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế và được bác sĩ khám bệnh trong phút chốc. “Nhờ đặt lịch khám trực tuyến qua app mobile mà thời gian tôi đưa con đến bệnh viện, đợi khám và lấy thuốc mất hơn 1 tiếng đồng hồ. Không như trước đây, mỗi lần mất cả buổi sáng do phải xếp hàng lấy số thứ tự, chờ đến lượt vào phòng khám, thanh toán tiền…”, anh Khoa chia sẻ. “Giải pháp này không chỉ giúp tôi mà còn nhiều gia đình khác, nhất là các gia đình từ các tỉnh thành xa xôi đưa con về Nhi đồng 1 khám chữa bệnh tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức. Trẻ cũng không mệt mỏi do phải đợi lâu”, anh Khoa chia sẻ thêm.

Chị Lê Hằng Nga (ngụ tại TP.Thủ Đức) trước đây từng không ít lần phải đến các cơ quan hành chính trên địa bàn làm giấy tờ khi có việc cần. Có thủ tục mất đến vài ngày đi lại do liên quan đến nhiều đơn vị từ công chứng, xác nhận… Tuy nhiên gần đây, thời gian chị Nga đi làm giấy tờ rút ngắn xuống nhiều lần. “Kể từ tháng 11-2023, chỉ cần đến bộ phận một cửa Trung tâm Hành chính công của TP.Thủ Đức, mọi hồ sơ được nhân viên trực tiếp tiếp nhận và xử lý nhanh chóng nên tôi không cần chạy đi khắp nơi. Tôi được biết, nhờ cơ chế liên thông giữa các đơn vị chức năng nên việc nhận – giải quyết trả hồ sơ cho người dân đều một cửa và rất nhanh”.

Đặc biệt, điều khiến chị Nga và nhiều người dân khác rất hài lòng khi một số thủ tục như cấp phép xây dựng được thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, chị Nga ngồi ở nhà hoặc ở bất cứ nơi nào đều có thể đăng ký cấp giấy phép xây dựng qua app và nhận kết quả qua thư điện tử. Ngoài ra, có thể tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ, xem được bản đồ quy hoạch, góp ý… công khai, minh bạch. “Với những giá trị thiết thực, hiệu quả, trực tuyến là xu hướng cần đẩy mạnh”, chị Nga góp ý.


Nh đt lch khám trc tuyến, con gái anh Khoa đưc khám bnh nhanh chóng, thay vì mt mi xếp hàng ly s th t, ch đến lưt khám

Ngoài những giải pháp Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.Thủ Đức đang thực hiện, tại các cơ quan đơn vị khác cũng có nhiều giải pháp tiêu biểu. Đơn cử, Sở Công thương TP, ngoài thực hiện xuất hóa đơn điện tử còn phối hợp Sở Giao thông Vận tải TP triển khai kho dữ liệu dùng chung và bản đồ địa lý GIS vào logistics. Ngành GD-ĐT TP áp dụng bản đồ GIS để thực hiện công tác tuyển sinh đầu cấp. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP tổ chức triển khai đăng ký và sử dụng chữ ký số cho cán bộ, công chức cơ quan nhằm phát huy tinh thần “văn phòng không giấy”…

Cn s tham gia đng b đ chuyn đi s thành công

CĐS xu hướng tất yếu của thời đại nhất là trong quản lý Nhà nước góp phần xây dựng chính quyền điện tử, tạo sự công khai, minh bạch và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân. Theo đại diện các đơn vị, kết quả thực hiện CĐS năm 2023 và các năm trước đó là bước đệm để tiếp tục thực hiện hiệu quả CĐS trong năm 2024.

TP.Thủ Đức, năm 2023 thi đua xây dựng được dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 98 thủ tục, dịch vụ trực tuyến 1 phần được 80 thủ tục. Và trên cơ sở Trung tâm Hành chính công đi vào hoạt động thì các thủ tục đã được xây dựng các ứng dụng về CĐS tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, y tế, lao động thương binh xã hội, kinh tế, kinh doanh…

Ông Hồ Ngọc Tùng – Phó Giám đốc Trung tâm Hành chính công TP.Thủ Đức cho biết: “Năm 2024, phát huy các kết quả đạt được và bám theo chủ đề xây dựng CĐS gắn với công tác cải cách hành chính, Thủ Đức hướng đến mục tiêu 100% tài liệu, công việc sẽ trao đổi trên môi trường điện tử trừ các công văn bảo mật. Tất cả cán bộ công chức trụ sở địa phương sẽ thực hiện ứng dụng chữ ký số, các thủ tục hành chính phải được xây dựng bằng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4”.

Ở góc độ khác, từ thực tiễn thực hiện, các đơn vị nhấn mạnh để đi đến CĐS toàn diện, thành công cần có sự vào cuộc đồng, bộ hiệu quả từ nhiều mặt. Ông Đặng Thanh Hùng – Trưởng phòng CNTT Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, để CĐS đòi hỏi phải chuyển đổi về nhận thức, quản lý, song song đó còn là chuyển đổi các quy trình làm việc trên nền tảng số.

Chuyn đi s – mt trong 10 dn ni bt ca TP.HCM trong năm 2023

Năm 2023, TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh CĐS, đưa vào vận hành hiệu quả nhiều dịch vụ số phục vụ người dân và thúc đẩy kinh tế – xã hội như: Nâng tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 100% cho các thủ tục đủ điều  kiện; Vận hành hệ thống quản trị, thực thi thành phố trên các nền tảng số; Ra mắt nền tảng bản đồ số TP.HCM. Nhiều dịch vụ đô thị thông minh lĩnh vực giao thông, cảnh báo ngập lụt, ô nhiễm môi trường, y tế, giáo dục và các dịch vụ công cộng thanh toán không dùng tiền mặt. Đây cũng là năm cao điểm nước rút cấp căn cước công dân gắn chip điện tử và chiến dịch cấp tài khoản định danh điện tử trong thực hiện Đề án 06 nhằm phục vụ CĐS;… tiếp tục được triển khai hiệu quả.

Bệnh viện Nhi đồng 1 đang ứng dụng nhiều phần mềm phục vụ cho quản lý bệnh viện, người bệnh. Ngoài đặt lịch khám qua app mobile còn kể đến một số ứng dụng kê đơn điện tử, hóa đơn điện tử, bệnh án điện tử, ứng dụng giám sát tình hình sử dụng kháng sinh… Tuy nhiên, đa số đang dừng lại ở mức ứng dụng số hóa, chưa bước lên được CĐS. “CĐS là chuyển đổi toàn bộ quá trình làm việc trên nền tảng số, kể cả tính pháp lý tức là phải có chữ ký số. Tuy nhiên hiện nay nhiều ứng dụng số hóa triển khai nhưng chữ ký vẫn nằm trên giấy”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, vấn đề lớn nhất hiện nay làm sao đưa chữ ký số vào hệ thống để vận hành trên nền tảng số mới đạt được mức cao nhất của CĐS. Mặt khác, CĐS nhanh hay chậm còn tùy thuộc có thói quen tiếp cận công nghệ của người dân. Ông Hùng chia sẻ, trong năm 2024, mục tiêu chính của Bệnh viện Nhi đồng 1 tập trung CĐS toàn bộ hồ sơ bệnh án; công tác quản lý tài chính, dược, vật tư… Các giải pháp đã có, chúng tôi cần thời gian triển khai theo kế hoạch của bệnh viện.

Nhấn mạnh đến vai trò người dân và doanh nghiệp chính là nhân tố quan trọng trong thực hiện CĐS, ông Nguyễn Hải Hiệu – Phó Trưởng phòng Tổ chức biên chế và tổ chức phi chính phủ, Sở Nội vụ TP cho rằng người dân, doanh nghiệp nên ứng dụng CNTT, thực hiện CĐS trong các hoạt động đời sống nói chung và trong sản xuất, quản trị, kinh tế, thương mại nói riêng. Các doanh nghiệp cần phát triển theo hướng kinh tế số, đẩy mạnh chuyển đổi và ứng dụng CNTT trên toàn hệ thống, thực hiện kết nối dữ liệu với các cơ quan chức năng của TP, góp phần phát triển, hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của thành phố đảm bảo nhiệm vụ kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Minh Phương

 

 

 

Bình luận (0)