Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi số ngành GD-ĐT: Muốn chuyển đổi số cần phải có tư duy số

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đó là nhn mnh ca ông Lê Nguyn Trưng Giang – Vin trưng Vin Chiến lưc chuyn đi s ti hi tho “Chuyn đi s ngành GD-ĐT, cơ hi, thách thc và mt s gii pháp cho các trưng ph thông”, do S GD-ĐT TP.Đà Nng phi hp vi Trưng Đi hc Công ngh thông tin và Truyn thông Vit – Hàn (VKU) – ĐH Đà Nng va t chc.


Nhi
u nhà qun lý, giáo viên đến t các trưng trên đa bàn TP.Đà Nng tham d hi tho v chuyn đi s

Tư duy s quyết đnh thành công

TS. Trần Thế Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU) nhìn nhận, hiện đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin tại các trường THPT tại Đà Nẵng khá mỏng. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. Ông Sơn cho rằng, các trường cần tạo mô hình quản trị và thay đổi phương pháp giảng dạy để mang lại trải nghiệm tốt nhất. Trước mắt là lựa chọn phương án chuyển đổi số bằng cách phối hợp với doanh nghiệp công nghệ thông tin, hoặc hợp tác với các trường đại học chuyên ngành khi họ có sẵn hạ tầng. 

PGS.TS Huỳnh Công Pháp – Hiệu trưởng Trường VKU cho rằng, chuyển đổi số là một tiến trình diễn ra liên tục, nếu không chuyển đổi sẽ bị “đào thải”. Trong bối cảnh hiện nay, đối với các trường phổ thông, với ngành giáo dục vấn đề chính là hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin.

Ông Lê Nguyễn Trường Giang – Viện trưởng Viện Chiến lực chuyển đổi số nhìn nhận, thúc đẩy chuyển đổi số ở mỗi trường THPT thì việc lớn nhất đầu tiên làm không phải là công nghệ, các giải pháp, phần mềm hay ứng dụng mà đó là phải thay đổi cách thức và tư duy về việc quản lý trường học, cách dạy, cách định nghĩa lại chúng ta đang làm gì ở môi trường giáo dục… Ông Giang cho rằng, muốn thúc đẩy chuyển đổi số ở trường học hiệu quả, trước hết người lãnh đạo, cán bộ, giáo viên và học sinh phải có tư duy số, năng lực số.

Chuyn đi s – Ni dung quan trng đi vi ngành giáo dc

Bà Lê Thị Bích Thuận – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng cho biết, xác định chuyển đổi số là một trong những nội dung quan trọng đối với ngành giáo dục. Vì thế, mỗi thầy cô, mỗi cán bộ quản lý của ngành cần không ngừng học tập, tìm kiếm giải pháp, mô hình, nội dung có hiệu quả trong việc dạy học. Qua đó xác định ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy, đánh giá, kiểm tra và quản lý… sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của thành phố trong thời gian tới.


Chuy
n đi s giúp hc sinh duy trì vic hc trong thi gian giãn cách vì Covid-19

Quan điểm giáo dục kết hợp với nhà trường, gia đình và xã hội trong chuyển đổi số tất cả các vế này phải vận động, phải đi cùng nhau để tạo nên một hệ sinh thái. Việc tạo ra dữ liệu và vốn hóa dữ liệu giúp lãnh đạo nhà trường biết điều hành sao cho đúng, giáo viên hiểu được học sinh để dạy quản lý hợp lý, gia đình nắm được tình trạng thực tế con em mình… Từ đó, nhà trường trở thành một hạng mục, bản sắc riêng. Công nghệ số, chuyển đổi số cho phép làm điều đó, giúp tạo ra năng suất. “Chuyển đổi số không có một mô hình để áp dụng cho tất cả. Mỗi trường học, mỗi đơn vị phải tự thiết kế cho mình một chuyển đổi riêng mới có thành công”, ông Giang nhấn mạnh.

Nhà qun lý đóng vai trò đi đu

Ông Mai Tấn Linh – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng cho biết, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu, là giải pháp quan trọng cấp thiết làm cơ sở để xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển của mỗi ngành, mỗi địa phương và của mỗi quốc gia. Đối với ngành giáo dục đào tạo, chuyển đổi số cần phải xuất phát từ thay đổi trong tư duy, nhận thức của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là cán bộ quản lý, giáo viên trong cơ sở giáo dục. Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình thay đổi phương thức thực hiện, giáo dục truyền thống bằng phương pháp giáo dục hiện đại, bao gồm cả cơ sở vật chất và phương thức giáo dục, dạy học, quản lý… Tận dụng tối đa công nghệ để hướng đến một nền giáo dục chất lượng cao. Cũng theo ông Mai Tấn Linh, thời gian qua ngành giáo dục Đà Nẵng đã và đang thực hiện bước đầu trong việc chuyển đổi số, như: tạo cơ sở dữ liệu về giáo dục, triển khai hệ thống thông tin chính quyền điện tử, chữ ký số cho các đơn vị trường học, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4. Về cơ bản, Đà Nẵng đã đáp ứng được hoạt động dạy học, giáo dục, đặc biệt đánh giá kết quả học tập bằng nhiều hình thức trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh.

Chuyển đổi số giáo dục và đào tạo là 1 trong 8 nhiệm vụ trọng điểm quyết định sự thành công của Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số trong GD-ĐT bao gồm chuyển đổi số trong hoạt động dạy – học và chuyển đổi số trong hoạt động quản trị – quản lý các nhà trường. Ngành GD-ĐT có nhiều thuận lợi nhưng thách thức cũng rất lớn đó là ý chí, nhận thức, văn hóa, hạ tầng số, nhân lực, cơ chế chính sách, số hóa dữ liệu, quy trình, dịch vụ…

Tho Linh – Vĩnh Yên

 

 

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)