Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi số – Thúc đẩy học tập suốt đời

Tạp Chí Giáo Dục

Như tt c các ngành ngh khác trong xã hi hin nay, vic chuyn đi s trong giáo dc là điu tt yếu. Chuyn đi s trong giáo dc s đi mi cách thc hc tp truyn thng hưng ti ph cp hóa và cá nhân vic hc tp sut đi đi vi tng ngưi hc trong tương lai.

Hiện nay, việc chuyển đổi số trong giáo dục được thực hiện dưới ba hình thức: Ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong lớp học. Theo đó, ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy là lớp học thông minh, lập trình… vào việc giảng dạy; ứng dụng công nghệ trong quản lý là công cụ vận hành, quản lý; ứng dụng công nghệ trong lớp học là công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất. Lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục, học tập là điều dễ dàng nhận thấy. Từ giáo viên đến học sinh, việc ứng dụng công nghệ giúp mọi người chủ động hơn trong việc giảng dạy và học tập. Giáo viên tìm tòi, nghiên cứu, giảng dạy…;  học sinh học tập, thực hành…, đều có thời gian thoải mái, có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị (máy tính, laptop, smartphone…). Tất cả người học đều tiếp thu kiến thức dễ dàng, tiết kiệm thời gian và có hiệu quả cao. Qua chuyển đổi số, người học tiếp cận được với nguồn tài liệu học tập phong phú, sâu rộng, đa dạng và tiết kiệm chi phí học tập, nghiên cứu đáng kể.

Việc ứng dụng công nghệ số trong giáo dục, học tập đã làm tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế. Người dạy, người học có thể tương tác trực tuyến thuận tiện không bị giới hạn bởi không gian. Phương pháp học tập truyền thống chỉ có thể tưởng tượng qua sách vở, còn với công nghệ, người học có những trải nghiệm đa giác quan, có cảm giác tò mò, hứng thú hơn khi học. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tin học chính thức trở thành môn học được học từ lớp 3 trong năm học 2022-2023. Việc này là một thuận lợi lớn giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng hiện đại trong và ngoài nước cũng như giúp cho việc chuyển đổi số trong giáo dục, học tập dễ dàng hơn ở tương lai.

Thời gian qua, chuyển đổi số đã mang đến nhiều hiệu quả trong giáo dục, học tập. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong thực tế cũng gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, việc tiếp cận công nghệ ở vùng sâu, vùng xa thật sự không dễ dàng. Mạng internet và trang thiết bị công nghệ thông tin chưa được tốt, chưa đảm bảo yêu cầu đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học, nhất là việc dạy và học trực tuyến ở những nơi này. Ngay ở TP.HCM, cơ sở vật chất ở nhiều trường cũng chưa đạt yêu cầu cho việc chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập. Nhiều trường vẫn chưa trang bị được màn hình lớn, kết nối đường truyền internet ở mỗi lớp. Có nơi, cả trường chỉ có một phòng trang bị màn hình kết nối mạng nên chỉ sử dụng khi có chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi, lên tiết dạy minh họa… Điều này ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, học tập. Về phía học sinh, rất nhiều em do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên không có máy tính hay điện thoại thông minh để tiếp cận việc học tập bằng công nghệ. Từ đó, các em thật khó thực hiện được yêu cầu tự học, tự tìm hiểu qua mạng như yêu cầu của giáo viên. Khi thực hiện “Lớp học đảo ngược”, giáo viên gửi clip, đường link bài giảng cho học sinh hay tổ chức các buổi thảo luận trực tuyến với giáo viên, nhiều học sinh đã không tham gia được. Việc áp dụng “Lớp học đảo ngược” đã không có hiệu quả như mong muốn.

Các nguồn tư liệu để nghiên cứu, tìm hiểu trên mạng chưa được kiểm tra để đảm bảo tính chính xác, trung thực. Việc thiếu tính xác thực và không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như nội dung đã ảnh hưởng rất lớn đến người học, người nghiên cứu. Từ đó gây ra tình trạng không thống nhất về kiến thức, nội dung, số liệu và gây nên nhiều hệ lụy khác như tiêu hao tài chính, mất thời gian nhưng hiệu quả học tập bị suy giảm. Một ví dụ thật đơn giản, trong một tiết dạy về địa lý địa phương ở tiểu học, giáo viên đã yêu cầu học sinh tự tìm số dân của phường xã, quận huyện nơi em ở hiện tại. Kết quả mà các em nêu ở cùng một phường xã, một quận huyện lại khác nhau. Tính chính xác, thống nhất của các số liệu trên mạng không có đã làm giảm đi hiệu quả của tiết học mang tính thực tế cao như thế rất nhiều.

Đ chuyn đi s trong giáo dc, hc tp có hiu qu như mong đi, theo tôi, cn phi có kết ni đng lòng, đng b và quyết tâm t nhiu phía.

Việc ứng dụng công nghệ trong học tập đòi hỏi ở người học ý thức tự học cao. Nhiều học sinh chưa có ý thức tự học cùng tâm lý lứa tuổi ham thích vui chơi đã dùng thời gian lên mạng học thì ít nhưng chơi thì nhiều. Bởi trò chơi, phim ảnh, các trang mạng xã hội rất hấp dẫn, thu hút học sinh hơn. Đa số phụ huynh đều có chung nhận định là sau thời gian học trực tuyến kéo dài do phòng chống dịch Covid-19, học sinh “nghiện” điện thoại nhiều hơn vì say mê các trò chơi điện tử, đắm chìm vào các mạng xã hội. Không ít học sinh đã ứng dụng công nghệ trong học tập bằng cách sao chép, cắt dán nội dung kiến thức tìm kiếm được trên mạng để thành bài làm, bài thực hành của bản thân mong đạt điểm cao mà không tốn công sức, thời gian. Đây là một cách “học ảo lấy điểm thật”, vô cùng tai hại không chỉ cho việc học trong tương lai mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của học sinh sau này.

Để chuyển đổi số trong giáo dục, học tập có hiệu quả như mong đợi, theo tôi, cần phải có kết nối đồng lòng, đồng bộ và quyết tâm từ nhiều phía. Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa cần phải đầu tư các thiết bị công nghệ hiện đại cho cơ sở vật chất của toàn bộ hệ thống giáo dục. Làm sao cho mỗi lớp học ở khắp vùng miền đều có đủ điều kiện để ứng dụng công nghệ trong dạy và học. Làm sao cho mỗi hộ gia đình đều có được thiết bị cần thiết để kết nối internet giúp cho việc học tập không chỉ cho học sinh mà cho tất cả mọi người trong gia đình cùng học tập suốt đời như xu hướng của hiện tại và tương lai. Nhà nước cần có sự đầu tư nguồn tài chính, nhân lực để kiểm soát chặt chẽ làm sao cho chất lượng nội dung, kiến thức, số liệu thật chính xác, trung thực; tránh việc nội dung, tài liệu, số liệu không chuẩn xác tràn lan trên mạng như hiện nay. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục phải thật sự là tấm gương trong việc học tập suốt đời gắn với chuyển đổi số. Mỗi người phải tự tìm hiểu, nâng cao trình độ hiểu biết công nghệ để nghiên cứu, ứng dụng trong công việc và nâng cao kiến thức khoa học, đời sống. Như thế, mọi thành viên trong ngành giáo dục mới có thể là một hướng dẫn viên vững vàng cho học sinh và cả phụ huynh khi cần để thúc đẩy việc chuyển đổi số trong học tập của học sinh. Mỗi phụ huynh cũng có ý thức đầu tư thiết bị công nghệ trong gia đình để có thể tự nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết của mình và cũng để là người đồng hành cùng con em trong việc học tập suốt đời gắn với chuyển đổi số. Và điều không kém phần quan trọng là chính quyền, nhà trường và gia đình cùng hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở học sinh có ý thức văn hóa, ý thức học tập khi ứng dụng công nghệ trong học tập. Nếu được như thế, học sinh mới thật sự có được sự học tập suốt đời gắn kết với chuyển đổi số mà cả xã hội đang mong đợi.

Với sự quyết tâm của Nhà nước và nhân dân, tôi tin “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ sẽ thành công tốt đẹp.

Lê Phương Trí

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)