Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi số trong báo chí: Không thể đi sau, đi chậm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các cơ quan báo chí TP.HCM đã và đang n lc chuyn đi s (CĐS) trên các mt hot đng, tuy nhiên kết qu thu đưc còn rt khiêm tn. Nếu không kp thi có nhng gii pháp t ni lc cũng như h tr ca TP s không đáp ng nhu cu ngày càng cao ca bn đc, khán thính gi, nh hưng đến hiu qu công tác tuyên truyn, v thế, chc năng đnh hưng dư lun.


T nhiu năm nay Tp chí Giáo dc TP.HCM đã đy mnh chuyn đi s. (Trong nh: Bn đc tìm hiu thông tin ca Tp chí Giáo dc TP.HCM trên Facebook). Ảnh: H.Triều

Theo chia sẻ của các cơ quan báo chí, công nghệ thông tin, CĐS không chỉ là thay đổi kỹ thuật đơn giản trong hoạt động báo chí sang những kỹ thuật hiện đại, đa dạng hơn, mà là cả một quá trình khai thác các dữ liệu có được từ chính quá trình số hóa. Sau đó áp dụng các công nghệ dữ liệu thông minh để phân tích, chuyển hóa dữ liệu nhằm tạo ra những giá trị mới hơn cho tờ báo.

Không chuyn đi s khó tn ti

Ông Nguyễn Đức Tuân – Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Quốc gia – cho biết, báo chí vốn dĩ là ngành luôn thích ứng nhanh với mọi thay đổi trong xã hội, với những cái mới. Không chỉ nắm bắt thông tin nhanh nhạy nhất, dẫn dắt, lan tỏa thông tin về CĐS tới mọi thành phần xã hội mà báo chí còn chịu tác động trực tiếp của quá trình CĐS. CĐS không chỉ giúp báo chí tiếp tục tồn tại, phát triển bền vững mà còn là cơ hội để thu hút, tương tác với độc giả, tạo ra nhiều nội dung hấp dẫn, phản ánh sống động hơi thở của cuộc sống…

Theo ông Trần Trọng Dũng – Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM: “Nhiều năm qua, các cơ quan báo chí ở TP.HCM tùy theo khả năng của từng đơn vị đã quan tâm đầu tư phát triển ấn bản điện tử có số lượng lớn bạn đọc truy cập. Một số cơ quan báo chí đã xây dựng được tòa soạn hội tụ đa phương tiện, với môi trường làm việc ngày càng hiện đại. Những sản phẩm báo chí mới trên nhiều nền tảng khác nhau từ website, Facebook đến Tiktok, Youtube giúp nhiều tờ báo lớn của TP.HCM tăng mạnh tính tương tác hai chiều với độc giả, tạo cảm giác gần gũi hơn giữa bạn đọc và báo. Công nghệ số cũng hỗ trợ nhà báo trong tác nghiệp từ khâu thu thập thông tin, phân tích dữ liệu đến sản xuất nội dung và phát hành”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xảy ra dịch bệnh Covid-19 đã bộc lộ một số hạn chế, khó khăn của hoạt động báo chí hiện nay, đòi hỏi cần có sự CĐS đồng bộ, hiệu quả.

Đại diện Công ty FPT cho rằng, khán giả ngày nay chủ động trong việc tiếp cận thông tin báo chí thay vì đọc hết ấn bản buổi sáng hay phải chờ đợi tin buổi tối. Họ là công dân toàn cầu, biết cách sử dụng internet để tìm những thứ mình cần trong mọi lúc mọi nơi. Mặt khác, doanh thu báo in liên tục giảm trong nhiều năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát mạnh – hầu hết độc giả tiếp cận thông tin qua kênh online. Các tòa soạn truyền thống đã phải đương đầu với sự sụt giảm nghiêm trọng trong việc phát hành báo in và người dùng Loyalty (trung thành).

“Báo in dự đoán sẽ biến mất trong thời gian tới. Rõ ràng, thay đổi là điều cấp thiết ngay từ bây giờ nếu chúng ta muốn tồn tại. Hành vi đọc và xem tin tức thông qua mạng xã hội như Facebook, Tikok, Youtube tăng mạnh trong nhiều năm gần đây, nhất là giới trẻ. Các tòa soạn cần CĐS nhanh chóng, am hiểu nhu cầu tin tức của nhiều cộng đồng, từ đó bắt kịp và tiếp cận với các công dân số toàn cầu…”, đại diện FPT nói.

“King 3 chân” đ chuyn đi s

CĐS là một quá trình tất yếu, không thể đảo ngược; trong đó báo chí là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất. Với tốc độ sản xuất thông tin hiện nay, nếu vẫn bám theo tư duy cũ, công nghệ cũ, cách làm cũ chắc chắn sẽ không theo kịp vì có những vấn đề nảy sinh trong quá trình vận hành cơ quan báo chí.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc thực hiện còn nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp về chính sách, nguồn lực để đẩy nhanh quá trình và phát triển bền vững.

Ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM – nêu rõ, khó khăn lớn nhất là về nhân lực và năng lực thực hiện, tư duy chưa chịu đổi mới, thiếu thông tin. Nhiều cơ quan báo chí chưa tự chủ về công nghệ, đối diện với tình trạng ăn cắp bản quyền, thiếu tài chính đầu tư công nghệ… Thậm chí, một bộ phận những người làm báo vẫn chưa ý thức về tầm quan trọng của việc CĐS, ngại thay đổi. Hoặc một số đơn vị chưa biết CĐS bắt từ đầu từ đâu, như thế nào. Có đơn vị thiếu giải pháp về công nghệ, hầu hết áp dụng công nghệ mới chỉ dừng lại ở quản trị, chưa có công nghệ phát triển nội dung…

“Để CĐS trong báo chí thành công phải cần đến “kiềng 3 chân”. Đó là sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước – Nhà báo – Nhà doanh nghiệp”, ông Thắng nhấn mạnh.

Đơn cử như Báo Sài Gòn Giải phóng, hơn 10 năm qua đơn vị này đã tiến hành số hóa tất cả các kỳ báo. Song cũng mới chỉ “chạm” vào công việc CĐS. Bởi lẽ quy trình làm việc vẫn theo mô hình các tòa soạn riêng lẻ. Việc trao đổi thông tin giữa các khâu trong toàn bộ quy trình xuất bản vẫn thực hiện “nửa hiện đại, nửa thủ công”, chưa có một quy trình xuất bản được tin học hóa khép kín từ lúc phóng viên bắt tay thực hiện sản phẩm báo chí cho đến lúc báo được xuất bản trên cả báo online và báo giấy, nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp các nguồn lực.

Để tháo gỡ những khó khăn, đại diện Ban biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng đề xuất,TP cần hỗ trợ lập một tổ tư vấn CĐS để làm việc cụ thể với từng báo giúp xây dựng bước đi cụ thể. Cùng với đó, TP cần có cơ chế, chính sách để các báo có thể khai thác nguồn dữ liệu số phục vụ nhu cầu xã hội theo cơ chế thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, quá trình CĐS cũng khiến báo chí đối diện không ít rủi ro, trong đó có nguy cơ bị tấn công mạng, ăn cắp bản quyền tác phẩm, ảnh hưởng đến hoạt động cơ quan.

Ông Mai Ngọc Phước – Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM – cho biết, hậu quả của nạn xâm phạm bản quyền báo chí sẽ bị giảm sức hút và số lượng bạn đọc, giảm view, thậm chí có những trường hợp bị mất uy tín vì bị những trang web, tài khoản mạng xã hội cắt cúp sản phẩm rồi tổng hợp, xào nấu, chế biến lại dẫn đến sai lệch nội dung nhằm phục vụ ý đồ riêng của họ. Kết cục là báo chí bị ảnh hưởng nặng nề tới doanh thu phát hành – quảng cáo – truyền thông…

Qua đó, ông Phước kiến nghị thành lập một liên minh để bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí ở Việt Nam. Liên minh này nên có sự tham gia chỉ đạo, điều hành của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, đại diện hội nhà báo các cấp, một số cơ quan báo chí, cùng thành viên là các cơ quan báo chí khác và đối tác về luật, đối tác về công nghệ – kỹ thuật số…

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)