Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Chuyển đổi số trong giáo dục – đi nhanh và đi đúng!

Tạp Chí Giáo Dục

Thi đi công ngh và s chuyn mình ca nhiu ngành ngh đã đem li làn gió mi, cũng như đt ra nhiu “phép th” t làn sóng chuyn đi s.


Theo tác gi, hin nay ch đ “Trưng hc hnh phúc” đang thu hút s quan tâm ca giáo viên và nhà qun lý giáo dc trên c nưc (nh minh ha). Ảnh: C.Chính

Ngành giáo dục đang đứng trước nhiều mục tiêu lớn, trong đó việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là nhiệm vụ lớn và có nhiều thách thức, việc thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” cũng đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều trong việc biên soạn nội dung sách giáo khoa. Đổi mới giáo dục là điều phải làm và nên làm nhưng cần làm một cách thận trọng. Phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT vào năm 2025 cũng đã được Bộ GD-ĐT xin ý kiến rộng rãi cho thấy ngành giáo dục cần có nhiều sự chuẩn bị trước khi đưa ra một sự thay đổi. Làm chính sách giáo dục không giống như làm công nghệ, chỉ cần nâng cấp phần mềm, thay đổi vài linh kiện là có thể bán sản phẩm ra thị trường. Giáo dục con người cần có nền tảng từ cấp học nhỏ đến các cấp học cao hơn, cần có một lộ trình đồng bộ, thông suốt và nhất là cần có một định hướng rõ ràng.

Hiện nay chủ đề “Trường học hạnh phúc” đang thu hút sự quan tâm của các thầy cô và nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Quan điểm này chủ yếu muốn tạo môi trường học tập thân thiện, vui vẻ cho học sinh, tạo nhiều sân chơi, cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường. Nhưng như thế là chưa đủ! Cách đây hơn 5 năm, Bộ GD-ĐT phát động phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của UNESCO (Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc). Mục tiêu là mong muốn đem lại một môi trường sư phạm cởi mở, giáo dục ý thức, kỹ năng sống cho học sinh từ đó thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục, hướng đến một môi trường giáo dục lý tưởng khi mà thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Mới đây có ý kiến cho rằng “không khảo bài học sinh bất chợt”, “không ghi hình thức kỷ luật vào học bạ”, “không đánh giá học sinh bằng điểm số” nhưng vẫn dùng điểm số để xét học bạ, để xét tuyển ĐH… liệu rằng các “phép thử” này đã là những giải pháp tốt chưa? Đổi mới gì thì cũng đừng xa rời mục tiêu giáo dục. Đừng chỉ chăm chăm vào việc làm thế nào cho học sinh được vui vẻ mà quên đi học sinh đến trường để làm gì. Giáo dục lan tỏa những điều tích cực là việc làm hay, nhưng giáo dục cần có nội vi, không gian riêng của mình, hạn chế những tiếp xúc bên ngoài quá nhiều, để ở đó giáo dục làm đúng chức năng của mình. Đi ra ngoài muốn tự tin giao tiếp thì cần sửa soạn, trang điểm cho đẹp, phải nhìn vào gương để soi chiếu bản thân.

Khi một học sinh nào đó chưa ngoan, “yếu kém”, có những hành vi ngỗ nghịch, coi thường các biện pháp giáo dục của nhà trường thì người ta thường đổ lỗi cho giáo dục. Có một thầy, người sáng lập một hệ thống giáo dục nào đó ở Hà Nội còn phát biểu như sau: “Các em có thể học kém, nhưng không có đứa trẻ yếu kém, chỉ là thầy cô chưa dạy chúng nên người!”. Tôi không rõ người thầy “chưa dạy chúng nên người” đang nói ở đây là giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn, là hiệu trưởng của nhà trường hay là cha mẹ của em học sinh đó. Có rất nhiều hành vi của học sinh không đi ra từ môi trường giáo dục. Cụ thể như hiện nay việc nói tục, chửi thề của học sinh tràn lan trong nhà trường. Làm sao để kiểm soát những tác động bên ngoài đang xâm chiếm môi trường giáo dục vẫn là bài toán nan giải? Có lẽ câu nói đó nên nói lại thế này: “Không có học sinh hư, chỉ có học sinh chưa ngoan”. Bởi lẽ không một thầy cô nào dạy hư học sinh, không có cha mẹ nào muốn con mình không ngoan. Nhưng phần lớn những em học sinh “chưa ngoan” này do thiếu sự quan tâm của gia đình, hoặc do được nuông chiều quá mức từ nhỏ dẫn đến thiếu sự phấn đấu trong học tập, hoặc số ít là do bệnh lý liên quan về tâm lý. Nhà trường có trách nhiệm, có cách thức tổ chức việc dạy học theo cách chuyên môn, đòi buộc học sinh phải tuân thủ nội quy, tôn trọng quy tắc tập thể. Không thể so sánh cách sinh hoạt ở nhà với cách học, cách giao tiếp khi đến trường. Con trẻ là những cây non cần được uốn nắn thì mới mong sau này thành người tốt, người có ích cho xã hội.

Dạy học truyền thống và dạy học công nghệ cần đan xen! Việc giảng dạy trực tuyến cùng nhiều khóa đào tạo online đang dần trở nên phổ biến trong giáo dục. Ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy giờ đây không chỉ là biết sử dụng phần mềm để dạy học mà giáo viên còn tận dụng các ứng dụng công nghệ để quản lý lớp học, tạo môi trường học tập số hóa trên các nền tảng ứng dụng, góp phần thúc đẩy hoạt động học tập suốt đời với các tài liệu về E-learning, từng bước xây dựng các kho học liệu số. Nhưng vấn đề là giáo viên không thể một mình thiết kế trang web, viết phần mềm chuyên dụng mà phải “mượn” các ứng dụng có sẵn của các nhà phát hành hoặc phải đăng ký mua các gói để sử dụng. Giáo viên gặp nhiều khó khăn do hạn chế về kinh phí nên mỗi giáo viên sẽ “tự phát” lựa chọn các phương thức riêng, mỗi trường lại chọn hợp đồng với mỗi đối tác khác nhau. Do vậy, giáo viên rất ngại bỏ công sức, bỏ thời gian để soạn giảng E-learning, bởi nay nhà trường hợp đồng với đơn vị này, mai lại đổi đơn vị khác thì bao nhiêu công sức sẽ đổ sông đổ biển. Không nhất thiết cứ phải áp dụng kỹ thuật số mới là đổi mới giáo dục. Không phải cái gì cũng đưa công nghệ vào nếu nó không thật sự cần thiết. Đơn cử một số trường yêu cầu học sinh đeo thẻ điện tử để điểm danh. Kinh phí này do phụ huynh phải đóng theo năm học. Điều này là một sự lãng phí không cần thiết. Hoặc việc báo điểm, nhắn tin thông báo cho phụ huynh được nhà trường tiến hành trên các hệ thống quản lý thì phụ huynh cũng phải trả một mức phí, trong khi đó gần như mỗi lớp đều có những group phụ huynh và nhận thông báo từ giáo viên chủ nhiệm. Quản lý giáo dục nhưng đừng kinh doanh giáo dục. Môi trường giáo dục cần được bình yên như nó vốn có.

Sách giáo khoa là “mặt hàng” thiết yếu không thể thiếu trong giáo dục. Với chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, phá bỏ độc quyền xuất bản, cho phép các đơn vị cạnh tranh lành mạnh để có những sản phẩm tốt đến tay giáo viên và học sinh. Thế nhưng, việc để UBND cấp tỉnh/thành quyết định chọn sách giáo khoa được cho là tạo ra bất cập, khiến cho người dạy và người học “mất quyền” được chọn sách, thiếu tôn trọng ý kiến của giáo viên, nhà trường và phụ huynh, học sinh trong việc chọn sách giáo khoa. Cụ thể trong năm học này, một bộ sách giáo khoa môn lịch sử sau một năm phát hành đã tiến hành in mới toàn bộ, thay đổi cấu trúc bài dạy và ngữ liệu nhưng không hề có một thông báo gì đến đội ngũ giáo viên. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho giáo viên, cũng như hàng ngàn giáo viên phải mua lại sách giáo khoa mới gây lãng phí. Nếu được thực sự chọn sách thì tôi nghĩ rằng giáo viên sẽ không chọn lại đơn vị phát hành sách này. Do vậy rất cần thay đổi, có ý kiến đề xuất hội đồng lựa chọn sách của các trường do hiệu trưởng thành lập. Mỗi trường là một hội đồng, phê duyệt việc chọn sách dựa trên ý kiến của các giáo viên tổ trưởng bộ môn, việc bỏ phiếu chọn sách của các tổ chuyên môn, cũng như ý kiến thống nhất với phụ huynh, học sinh. Tôi cho rằng đề xuất này bảo đảm sự dân chủ trong nhà trường sẽ đem lại hiệu quả trong giáo dục.

Lâm Vũ Công Chính

Bình luận (0)