Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi số trong giáo dục: Phải chủ động và tích cực hơn nữa!

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu ngưi đã nói đến xu hưng giáo dc thông minh hơn, nhanh nhy hơn và tn ít chi phí hơn; đó chính là nhng mc tiêu quan trng ca chuyn đi s trong giáo dc.


Chuyn đi s trong giáo dc cn đưc th hin t triết lý giáo dc, sau đó đưc c th hóa qua hưng dn thc hin ca nhà trưng, t đó mi có cơ s cho giáo viên trc tiếp thc hin

Chuyển đổi số trong giáo dục được ứng dụng dưới các hình thức chính sau: Ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy (lớp học thông minh, lập trình… vào giảng dạy); ứng dụng công nghệ trong quản lý (các công cụ vận hành, quản lý, đánh giá…); ứng dụng công nghệ trong lớp học (công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ…). Trên thực tế, việc nắm bắt và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục thực sự chưa đầy đủ, chưa đồng bộ ở cả trong giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, thậm chí có những người hiểu chuyển đổi số khá đơn giản. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang “gõ cửa” từng nhà, từng cơ quan, đơn vị, chúng ta phải thực sự chủ động và tích cực hơn trong chuyển đổi số, trong đó có giáo dục, để khắc phục những biểu hiện ở trên.

Trước hết, chúng ta nên nói về những lợi ích của việc chuyển đổi số trong giáo dục. Đối với người học, đương nhiên đó là sự chủ động trong học tập, ít bị lệ thuộc, gò bó. Chẳng hạn, khi ứng dụng công nghệ số, người học có thời gian và điều kiện học tập thoải mái mọi lúc, mọi nơi, khắc phục được việc phải đi lại, phụ thuộc vào môi trường…, nhờ đó sẽ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, người học còn có khả năng tiếp cận nhiều tài liệu học tập trên các nền tảng một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồng thời, người học cũng dễ dàng tìm kiếm thông tin và khai thác chuyên sâu các khía cạnh mà mình quan tâm, điều hoàn toàn khác so với khi thực hiện thủ công bằng cách dò từng trang sách. Từ đó, chất lượng giáo dục sẽ được bảo đảm, đặc biệt khi đặt trong tâm thế nền giáo dục nước ta lấy người học làm trung tâm; nếu người học được tạo điều kiện để học tốt nhất thì chất lượng dạy và học sẽ được nâng cao. Khi giáo viên và nhà trường ứng dụng công nghệ số vào giáo dục sẽ giúp lưu trữ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, sự kết nối và liên thông trong hệ thống sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo viên, học sinh và người quản lý, từ đó có giải pháp phát huy hoặc khắc phục phù hợp. Từ đó, các cơ sở giáo dục sẽ quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập cũng như việc đánh giá sẽ được thực hiện một cách minh bạch. Đặc biệt, các vấn đề thiếu khách quan hoặc chưa lành mạnh (nhất là các gian lận) sẽ được khắc phục cơ bản.

Chúng ta thử hình dung về một môi trường giáo dục linh hoạt, sinh động, ít bị gò bó. Thay vì một phòng học có vài chục học sinh hoặc một giảng đường có hàng trăm sinh viên với những thứ “nhiễu” xung quanh, như âm thanh không tốt, không khí nóng bức, người học nói chuyện ồn ào…, thì công nghệ số đã mở ra một không gian học tập hoàn toàn khác. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên nhiều thiết bị (máy tính, smartphone…), được nghe, nhìn những âm thanh, hình ảnh sinh động, cuốn hút, có thể đồng thời học lẫn tự nghiên cứu, có thể học từ nơi mình cảm thấy thuận tiện nhất… Trong việc làm bài tập, kiểm tra, đánh giá đều có thể ứng dụng công nghệ; người học hoàn toàn có thể thấy việc thực hiện các công việc đó cũng là một hình thức học tập chứ không phải kiểu “trả bài”. Kết quả học tập có thể được đánh giá một cách khách quan, chính xác, người học cơ bản sẽ không còn tình trạng “làm bài đại”, “không hiểu vì sao có điểm số đó” hoặc băn khoăn “không biết làm có đúng ý thầy không”… Trong điều kiện đó, người học nhỏ tuổi (bậc mầm non, tiểu học) có thể vừa học vừa chơi, chơi mà học và học cũng như chơi. Còn người học lớn tuổi (nhất là sinh viên) lại được tạo điều kiện nghiên cứu sâu các lĩnh vực mình quan tâm và yêu thích, phát huy được năng lực, sở trường của mình. Kể cả việc thực hành theo hình thức mô phỏng, thực hành ảo cũng giúp người học có nhiều trải nghiệm hơn, tăng tính cọ xát hơn; kể cả một số trường hợp có thể thực hiện mô hình “thực tế ảo”, tuy là ảo nhưng gần như là thật. Đặc biệt, cách học mới này sẽ tăng tính chia sẻ nhưng hạn chế sao chép (người học có thể học tập lẫn nhau dễ dàng hơn nhưng các phần mềm sẽ giúp mỗi người làm một đề riêng; đồng thời sẽ phát hiện được những trường hợp sao chép sai quy cách như sao chép không dẫn nguồn, tỷ lệ sao chép quá nhiều…).

Hoặc chúng ta có thể có một hình dung khác. Trong một giờ học trên lớp như bình thường, việc ứng dụng công nghệ đưa cả người học và người dạy đến những cách tiếp cận mới có thể nâng cao khả năng tiếp thu và từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Chẳng hạn, với môn tiếng Việt bậc tiểu học, khi học về các từ chỉ các thực thể gần nhau như ao, bàu, đầm, đìa, hồ, kênh, lạch, rạch, sông, suối, vũng…, để phân biệt, cứ đến mỗi từ, giáo viên chỉ cần chạm vào từ đó trên bảng thông minh để dẫn đến một liên kết có hình ảnh, âm thanh về thực thể đó, sau đó có thể chạm tiếp để đưa đến các thông tin có tính chi tiết, cụ thể hơn. Tương tự như vậy, khi học ngoại ngữ, người học sẽ được nghe phát âm chuẩn, được nhìn thấy hình ảnh chỉ thực thể (nếu là những từ có thể thể hiện được điều đó), được tìm hiểu các yếu tố khác có liên quan… Đương nhiên, nếu chỉ dừng ở việc tích hợp một số đặc điểm đơn giản thì chỉ mới là ứng dụng công nghệ, nhưng khi chúng ta liên kết thành một hệ thống, sử dụng nhiều lần, ở nhiều môn khác nhau với một kho dữ liệu khổng lồ thuộc một hệ thống phù hợp thì đó chính là chuyển đổi số.

Chúng ta nghe và nói nhiều về chuyển đổi số trong giáo dục, nhưng ai mới là chủ thể thực hiện? Nếu tiếp cận ở góc rộng nhất, tất cả nhà trường (cơ sở giáo dục), nhà quản lý (cơ quan quản lý), giáo viên (kể cả người không trực tiếp đứng lớp), các nhân viên khác (giám thị, bảo vệ, chuyên viên tâm lý…) và người học đều phải thực hiện và phải có kiến thức, kỹ năng, tâm thế để thực hiện. Nhưng trong số này, có ba chủ thể cần quan tâm nhiều hơn các chủ thể khác là nhà trường, nhà quản lý và giáo viên, những người đóng vai trò chủ động trong hoạt động giáo dục. Trên hết, chuyển đổi số trong giáo dục cần được thể hiện từ triết lý giáo dục (nằm ở các chiến lược, định hướng và các quy định pháp luật về giáo dục), sau đó phải được cụ thể hóa qua hướng dẫn, tổ chức thực hiện của nhà trường và các nhà quản lý, từ đó mới có cơ sở cho giáo viên trực tiếp thực hiện.

Do đó, chuyển đổi số trong giáo dục phải được khẩn trương triển khai thực hiện chứ không phải kêu gọi chung chung. Thời gian qua, nhất là trong đợt dịch Covid-19 (năm 2020, 2021), chúng ta đã áp dụng học trực tuyến (e-Learning) một cách rộng rãi, nhưng rõ ràng không nên nhầm lẫn hay quá lạc quan cho rằng chúng ta đã thực hiện chuyển đổi số một cách chủ động, tích cực và hiệu quả. Trong việc học trực tuyến vừa qua, mục tiêu lớn là giải quyết vấn đề “không đến trường nhưng không gián đoạn việc học” chứ chưa giải quyết được vấn đề lớn hơn là nâng cao chất lượng giáo dục. Và đây vẫn là một câu chuyện dài, cần có sự tập trung cao độ của cả hệ thống chính trị chứ không dừng lại ở một vài chủ thể, thì mới có thể đạt được kết quả như mong muốn!

Nguyn Minh Hi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)