Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chuyển đổi số trong ngành y: Người bệnh sẽ được chăm sóc tốt hơn

Tạp Chí Giáo Dục

“Chuyn đi s (CĐS) đ ngưi dân đưc chăm sóc sc khe tt hơn” chính là mc tiêu ngành y tế TP.HCM đang n lc thc hin nhanh, đng b và hiu qu. Tuy nhiên, đ đt đưc mc tiêu này, ngành y tế cn ly ngưi bnh làm trung tâm.


Mng dng công ngh giúp các bác sĩ chn đoán bnh chính xác hơn

Ch th là bác sĩ và ngưi bnh

Đến từ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Christophe Lemiere – Trưởng ban Phát triển con người – cho biết, Việt Nam vừa làm xong căn cước công dân đây là cơ hội để tiếp cận y tế toàn dân, cụ thể là CĐS trong ngành y. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu trên nền tảng số hiện nay thực hiện khá mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều bộ ngành, địa phương cùng với các chủ trương của Nhà nước đưa ra. Tuy nhiên, những thuận lợi này không đồng nghĩa với việc vận hành hệ thống sẽ hiệu quả, đòi hỏi các ngành cần chú ý thành tố quan trọng là con người, trong đó có ngành y tế.

“Hệ thống vận hành tốt hay không là tùy thuộc vào người dùng. Việc thực hiện CĐS trong ngành y tế phải lấy người bệnh làm trung tâm bởi nếu không có người tham gia, không có người sử dụng thì hệ thống sẽ thất bại. CĐS phải mang lại lợi ích cho người bệnh, phù hợp với lối sống của họ. Mặt khác, khi làm hệ thống cũng cần có cơ chế khuyến khích sử dụng”, ông Christophe Lemiere nói.

Bác sĩ Lê Minh Sang – chuyên gia y tế cấp cao Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam – cũng cho rằng, chủ thể quan trọng của CĐS trong lĩnh vực y tế là bác sĩ và người bệnh.

Qua kết quả khảo sát nhanh về trải nghiệm số của người bệnh không lây nhiễm, bác sĩ Sang cho biết, người bệnh ở các nước phát triển tự lên mạng học hỏi, tìm hiểu thông tin về sức khỏe, bệnh tật. Đồng thời muốn tự đánh giá, quyết định về sức khỏe của mình; muốn kết nối với những bệnh nhân tương tự và muốn hợp tác với bác sĩ điều trị. Đặc biệt họ có quyền tiếp cận hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.  Còn tại Việt Nam, người bệnh trải nghiệm  qua 4 giai đoạn chính: Sống khỏe, tìm kiếm chăm sóc y tế, sử dụng dịch vụ và tự quản lý tình trạng mãn tính. Lợi thế ở Việt Nam là khoảng 80% dân số có mạng xã hội. Thông tin sức khỏe điện tử phong phú, tin cậy, dễ tiếp cận. Tuy nhiên, lại thiếu trầm trọng các giải pháp cho người bệnh, đặc biệt là bệnh không lây nhiễm. Người bệnh có rất ít lựa chọn, họ tự quản lý sức khỏe của mình.

“Có nhiều nhóm bệnh không lây nhiễm được lập trên mạng xã hội Facebook thu hút hàng ngàn người tham gia, tuy nhiên thông tin rất khó kiểm soát. Có nhiều app di động cho phép người dân cập nhật thông tin, đánh giá triệu chứng, tìm kiếm dịch vụ, đặt lịch, tư vấn khám bệnh, kiểm tra thuốc không kê đơn, tuy nhiên thiếu các app chuyên về bệnh không lây nhiễm…”, bác sĩ Sang chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ Sang, đa số bệnh không lây nhiễm ở nhóm người cao tuổi nên việc tiếp cận giải pháp số còn thiếu kỹ năng; khó tiếp cận internet và điện thoại thông minh. Tài chính cũng là một rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ số. Bên cạnh đó, nhận thức về công nghệ thông tin trong chính đội ngũ nhân viên y tế chưa phù hợp để nhân rộng, thậm chí thiếu cơ chế chính sách. Chưa tạo được môi trường thuận lợi để các nhà sáng chế công nghệ và người cung cấp dịch vụ ngồi lại với nhau chia sẻ, cùng nhau thúc đẩy trải nghiệm số cho người bệnh.

Chuyn đi s – nhu cu bc thiết

TP.HCM hiện có 128 bệnh viện, 310 trạm y tế; ngoài trung tâm cấp cứu chính còn 39 mạng lưới cấp cứu vệ tinh cho thấy nhu cầu kết nối, CĐS của hệ thống y tế rất lớn và cần thiết.

TS.BS Nguyễn Anh Dũng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết, ngành y tế TP đang tiếp tục hoàn thiện công tác CĐS để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân với chất lượng tốt hơn. Từ 2023 đến 2025, ngành y tế cố gắng tiến tới hoàn thiện hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân và bệnh án điện tử ở khu vực khám chữa bệnh. Tuy nhiên, thực hiện CĐS trong ngành y tế gặp không ít khó khăn, thách thức; trong đó có việc kết nối dữ liệu vào kho dữ liệu dùng chung. Hiện tại việc liên thông và kết nối còn phân mảnh dữ liệu, chưa có sự liên thông dữ liệu trong cả hệ thống, đặc biệt khả năng tương thích còn kém. Mặt khác, do hệ thống lưu trữ dữ liệu ở các cơ sở y tế đa dạng, trạm y tế tương đối cũ trong khi mọi quá trình đều đang dần theo chuẩn quốc tế, phải có các cổng kết nối cái cũ và cái mới.

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết, ngày 18-11-2022, lần đầu tiên trên cả nước, Sở Y tế TP.HCM đã khởi động chương trình đưa các bác sĩ trẻ tình nguyện luân phiên đến công tác tại Trạm y tế xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ. Một trong những điểm nổi bật của chương trình là chính các bác sĩ điều trị đã sử dụng máy X-quang kỹ thuật số chụp X-quang phổi cho người dân khi có triệu chứng nghi mắc các bệnh lý hô hấp. Ngay sau chụp khoảng 10 giây, các bác sĩ đã nhận được kết quả chi tiết các tổn thương trên phim X-quang vừa chụp nhờ trí tuệ nhân tạo được tích hợp trên máy X-quang kỹ thuật số. Sau đó, các bác sĩ kết nối hình ảnh X-quang qua hệ thống PACs, máy vi tính để hội chẩn từ xa với các chuyên gia đang công tác tại các bệnh viện tuyến cuối của TP; từ đó sẽ nhận được các tư vấn chuyên môn phù hợp nhất cho từng trường hợp có bệnh lý phức tạp.

“Đây là một trong những minh chứng sống động cho thấy ngành y tế TP.HCM đang ra sức và nỗ lực hiện thực hóa thông điệp mà Sở Y tế muốn chuyển đến tất cả các cơ sở y tế, nhất là các nhà quản lý của ngành y tế TP, đó là: CĐS để người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn”, ông Thượng nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Dũng, ngành y tế TP sẽ thực hiện CĐS qua các giai đoạn. Theo đó, hoạt động chính trong lộ trình CĐS là xây dựng các nền tảng quản lý dịch bệnh, kết nối dữ liệu từ người dân đến cơ quan quản lý; quản lý sức khỏe người dân bằng hồ sơ sức khỏe điện tử; quản lý người bệnh bằng bệnh án điện tử; xây dựng dữ liệu lớn của ngành y tế. Đồng thời điều phối mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện bằng hệ thống điều phối cấp cứu thông minh; tăng cường ứng dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.

Để đạt được mục tiêu CĐS trong ngành y, PGS.TS Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế TP – đề nghị, mỗi cơ sở y tế phải tăng cường học tập, chia sẻ kinh nghiệm, không nằm ngoài mục tiêu góp phần hình thành nền y tế thông minh, hiện đại, chất lượng. Năm 2023 sẽ là năm phát triển vượt bậc về y tế số, CĐS.

Linh Anh

Bình luận (0)