Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Chuyển đổi số với du lịch… không chạm

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc đi dch Covid-19, nhiu nơi trên thế gii đã trin khai các dch v “không chm” cho du khách. T đi dch này, “du lch không chm” vi vic ng dng công ngh nhm gim thiu ti đa tiếp xúc cho du khách đã đưc chú ý nhiu hơn.


Nhân viên phc v có th kim tra món khách đt trên h thng, gim thiu đưc s ln tiếp xúc trc tiếp vi khách

Các trải nghiệm “du lịch không chạm” ngày nay đã phổ biến ở nhiều nơi như làm thủ tục bay và thủ tục nhận phòng khách sạn. Có những khách sạn đã ứng dụng công nghệ, giúp khách thuận tiện đặt phòng, mở cửa bằng “chìa khóa số” cũng như sử dụng các thiết bị ti vi, đèn, điều hòa… thông qua điện thoại thông minh.

Ci thin tri nghim ca du khách

Không khó để thấy được, “không chạm” ngày nay đã len lỏi vào nhiều hoạt động nhỏ nhất của đời sống. Du lịch tại TP.HCM, vào nhiều quán ăn, khách có thể chọn gọi món và thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại di động mà không phải tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều người.

Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình phục vụ du khách nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc giữa người với người, theo TS. Phạm Thị Thúy Nguyệt (Trưởng khoa Du lịch, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM), “du lịch không chạm” đem lại nhiều lợi ích về cải thiện trải nghiệm của du khách, tối ưu hóa chi phí vận hành của ngành du lịch, hạn chế tối đa rủi ro cảm xúc trong giao tiếp. Và trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19, “du lịch không chạm” có thêm lợi ích là giúp hạn chế tình trạng lây nhiễm qua tiếp xúc xã hội.

Không chỉ Việt Nam, hầu như các quốc gia và các điểm đến du lịch trên thế giới đều bị tác động bởi đại dịch Covid-19. Thực tế đó đã khiến doanh nghiệp du lịch bằng mọi cách phải thích ứng linh hoạt và dịch Covid-19 đã làm thay đổi một phần hoặc phần lớn thói quen, nhu cầu du lịch. Các xu hướng du lịch an toàn, dịch vụ “du lịch không chạm”, du lịch nội địa trong không gian mở được cho là đang chiếm ưu thế trong thời kỳ hậu Covid-19.

Đưa ra những phân tích về bối cảnh nêu trên, TS. Lê Minh Thành (Trưởng khoa Du lịch Trường ĐH Văn Lang) nhận định, Việt Nam nắm bắt được các xu hướng chính đó để thay đổi linh hoạt sẽ tạo ra lợi thế trong việc thu hút du khách hậu Covid-19.

Mặc dù Việt Nam chưa bắt kịp công nghệ so với nhiều nước mạnh về du lịch trong khu vực nhưng theo đánh giá của ThS. Tăng Thông Nhân (Phó Trưởng khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), thời gian qua, nước ta nhìn chung đã cố gắng tối đa hóa hình thức “không chạm” trong du lịch; áp dụng nhiều ở lĩnh vực hàng không như check in trực tuyến, ở lĩnh vực lưu trú như công nghệ nhận diện gương mặt hay nhận diện khách lưu trú; giao dịch trực tuyến dưới dạng one-stop shop (cửa hàng một điểm đến) trên nền tảng OTA (nền tảng bán tour du lịch, vé máy bay, phòng khách sạn… trực tuyến).


Sinh viên Trưng ĐH Công ngh TP.HCM vào vai thc khách đ tri nghim gi món qua đin thoi thông minh trong hot đng thc hành ca ngành du lch

Một số ứng dụng dành riêng cho du lịch tự túc (như Klook, AirBNB) hay một số nền tảng trực tuyến như Traveloka, Agoda… thì nhóm khách hàng là giới trẻ năng động hay những người thường xuyên di chuyển, thích du lịch tự túc đã thật sự quá quen thuộc với các dịch vụ “không chạm”.

Nhưng thực sự với yếu tố công nghệ, “du lịch không chạm” liệu có thân thiện với số đông mọi người? TS. Phạm Thị Thúy Nguyệt cho rằng, “du lịch không chạm” chỉ là giải pháp hỗ trợ kỹ thuật cho du khách tự tương tác với bên cung cấp dịch vụ thông qua phương tiện công nghệ. Mà công nghệ ngày càng hiện đại, thân thiện với người dùng và không còn là “đặc quyền” của riêng giới nào nữa. Thực tế cho thấy, trừ những người thuộc thế hệ 5X (phần lớn là thuộc thế hệ “phi internet”) thì thế hệ 6X đến nay vẫn đủ khả năng tiếp cận và tiêu thụ các dịch vụ này mà không quá khó khăn.

Chú trng năng lc s cho nhân lc du lch

“Năng lc hc tp sut đi cùng các k năng đ thu hp khong cách gia công ngh và phương pháp tiếp cn con ngưi là nhng năng lc ct lõi trong chương trình đào to ngun nhân lc du lch  tương lai; bi vì ngành du lch trong tương lai mc dù đưc công ngh h tr nhưng v cơ bn vn s đưc thúc đy bi yếu t con ngưi và hành vi”, TS. Lê Minh Thành (Trưng khoa Du lch Trưng ĐH Văn Lang).

“Không cần đề cập đến “du lịch không chạm” thì mới nói về chuyện nhân lực du lịch cần thay đổi như thế nào để đáp ứng yêu cầu của thời cuộc. Nói chung, nhân lực thời hiện đại rất nên chú trọng đến năng lực số. Và song song với năng lực số, cần giữ những giá trị nhân văn mà máy móc không bao giờ có thể thay thế được” – TS. Phạm Thị Thúy Nguyệt chia sẻ điều này. Bởi vì TS. Nguyệt cho rằng, việc tăng cường ứng dụng công nghệ máy móc luôn tiềm ẩn một vấn đề cần được cân nhắc, đó là tình trạng loại con người ra khỏi quá trình sản xuất. Có thể chúng ta còn chưa nhìn thấy hết những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn của việc này. Nhìn riêng vào ngành du lịch (ngành mà trải nghiệm về tiếp xúc của con người trong tương tác đa văn hóa chính là một giá trị đặc biệt của các chuyến đi) thì việc loại bỏ tương tác giữa con người với con người không hẳn đã là chuyện tốt.

ThS. Tăng Thông Nhân nhận định, với “du lịch không chạm”, cái cần nhất là phần mềm chứ không phải phần cứng, vì những thiết bị di động đơn giản cũng có thể hoàn toàn thực hiện được. Công nghệ hiện đại dẫn đến các công nghệ trong “du lịch không chạm” không hề khó hiểu, không cần đào tạo chuyên sâu cho nhân lực du lịch. Chỉ cần doanh nghiệp có sử dụng các công nghệ này, bất kỳ nhân viên nào cũng có thể dễ dàng sử dụng. Tương tự việc sử dụng các nền tảng vận tải hay giao hàng, chúng ta có thể thấy, cả người lao động phổ thông cũng có thể dễ dàng tiếp cận.

“Khó nhất hiện nay là đưa phần mềm vào trong đào tạo. Như đã trao đổi ở trên phần cứng không quá quan trọng và phức tạp, song việc các “ông lớn” trong ngành du lịch (những hãng hàng không lớn, tập đoàn khách sạn) hay các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian đều có những phần mềm rất hiện đại ứng dụng trong kinh doanh nhưng phía các nhà đào tạo lại chưa tiếp cận được. Trong khi đó, việc mua các phần mềm về để ứng dụng trong đào tạo thì quá đắt đỏ” – ThS. Nhân nói.

Mê Tâm

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)