Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chuyên gia chỉ ra 3 tiêu chí quan trọng khi chọn ngành học

Tạp Chí Giáo Dục

Ti chương trình “Đi thoi vi gen Z: T do chn ngành hay ba m quyết đnh” din ra Trưng THPT Vĩnh Lc B (TP.HCM) mi đây, TS. tâm lý Nguyn Hoàng Khc Hiếu khuyên rng, vic chn ngành cn da vào 3 tiêu chí. Trong đó, nếu bn thân không biết mình mnh đim nào đ la chn ngành ngh phù hp thì cuc đi s d b giam trong “đu trưng s thú”…


TS. Nguyn Hoàng Khc Hiếu ch rõ 3 tiêu chí khi chn ngành ngh đ các em hc sinh chn đưc ngành hc phù hp nht

Ba tiêu chí đ chn ngành hc phù hp

Trong chương trình, TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã chia sẻ câu chuyện về một nam sinh năm 18 tuổi đăng ký học chuyên ngành du lịch, sau 2 năm theo học cảm thấy không phù hợp nên quyết định học lại với chuyên ngành báo chí. Học được 2 năm, em cảm thấy ngành học không giống như hình dung và quyết định không theo ngành, sau đó tiếp tục đăng ký học sân khấu điện ảnh nhưng cuối cùng cũng bỏ dỡ vì không hợp…

“Rõ ràng việc chọn ngành học nếu không tính toán trước thì rất dễ lạc đường. Vì thế, ngay từ bây giờ các em học sinh lớp 12 nên kỹ một chút trước khi ra quyết định chọn ngành học. Chúng ta sẽ luôn nghĩ là mình chọn đúng ngành học nhưng trên thực tế có khoảng 50% học sinh chọn sai. Tôi đi dạy ở trường ĐH, khi được hỏi rằng có bao nhiêu bạn sinh viên muốn chọn lại ngành thì con số muốn chọn lại dao động từ 50-70%”, ông Hiếu cho biết.

Theo chuyên gia này, việc chọn ngành học để phù hợp với bản thân cần phải dựa vào 3 tiêu chí, đó là: Cái mình giỏi, cái mình thích và cái làm ra tiền. “Thực tế, hiện nay các em học sinh thường chỉ quan tâm đến tiêu chí chọn cái mình thích; còn phụ huynh lại quan tâm, mong muốn con em mình chọn được ngành học mang lại thu nhập cao. Song, để gắn bó với một ngành lâu dài thì phải đảm bảo cả 3 yếu tố này, thiếu một trong những yếu tố này thì không phù hợp. Cái nghề mình giỏi, làm ra tiền nhưng mình không thích thì chỉ được gọi là kế sinh nhai; nghề mình thích nhưng không làm ra tiền thì chỉ là đam mê; còn nghề mình thích, làm ra tiền nhưng mình không giỏi thì chỉ là ước mơ”, ông Hiếu nêu rõ.

Chn ngh mà bn thân có s ham thích

Câu hỏi các em học sinh đặt ra là làm thế nào để biết mình giỏi ở nghề gì, yêu thích nghề gì và nghề gì kiếm ra tiền? Trả lời câu hỏi này, TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chỉ rõ, mỗi học sinh phải xem bản thân có ưu thế gì, mặt mạnh của mình là gì, những ưu thế đó phù hợp với công việc nào. Theo đó, nếu học sinh học giỏi toán, có thế mạnh về tư duy logic, đam mê về máy tính… thì các em có thể hợp các nghề về công nghệ thông tin, an ninh mạng, logistics. Còn các học sinh có những suy nghĩ khác biệt thì phù hợp với nghề về quảng cáo, truyền thông, marketing… “Các em có thể tự quan sát về mặt mạnh, mặt yếu của bản thân qua những nhận xét của mọi người xung quanh về mình; thực hiện các bài test trắc nghiệm bản thân về nghề nghiệp… Qua đó các em có thể tham khảo biết mình giỏi, mạnh ở điểm nào, phù hợp với các nghề nào”, ông Hiếu cho biết.


Theo TS. Nguyn Hoàng Khc Hiếu, khi có mâu thun chn ngành ngh gia bn thân và ba m, mi hc sinh cn bình tĩnh lng nghe và phân tích cho ba m hiu da trên 3 tiêu chí chn ngành ngh

Theo ông Hiếu, điều quan trọng nhất trong chọn nghề là với nghề đó bản thân phải có sự ham thích, sau đó mới tìm hiểu, trải nghiệm để đưa ra lựa chọn nếu phù hợp. Các em có thể tìm hiểu về nghề mình thích qua những người đi trước và đang làm nghề hoặc trải nghiệm về nghề qua việc đăng ký học thử. Cũng có thể xét các lý do bên trong khi chọn nghề, ví dụ nhiều sinh viên học ngành tâm lý vì bản thân bị tổn thương; muốn học máy tính vì có đam mê với máy tính…

Đặc biệt, chuyên gia này còn nêu rõ các nhóm nghề hiện đang tồn tại trong xã hội để học sinh lưu ý khi chọn học, làm sao thỏa mãn được tiêu chí nghề nào kiếm ra tiền, nghề nào không bị đào thải. Cụ thể, đó là các nhóm nghề: Nghề hot (lập trình viên, an ninh mạng…), nghề ổn định (giáo viên, bác sĩ), nghề sắp xuất hiện, nghề sẽ chết (tài xế, công nhân lao động giản đơn); nhóm nghề ngách (nghề hẹp ít người theo học) cần đánh giá khả năng việc làm khi đưa ra quyết định chọn lựa.

“Cuộc đời sẽ bị giam trong “đấu trường sở thú”, không thể phát huy được thế mạnh của bản thân nếu các em không biết mình mạnh ở điểm nào để lựa chọn nghề phù hợp nhất. Bước đầu tiên chọn nghề là hãy khám phá bản thân trước, coi mình mạnh ở điểm nào, mình thích gì, từ đó mới chọn nghề sau”, ông Hiếu nhắn nhủ.

Cân bng mâu thun chn ngành gia bn thân và ba m như thế nào?

Trong chương trình, nhiều học sinh đặt câu hỏi rằng “Làm thế nào để có thể hóa giải, cân bằng mâu thuẫn chọn ngành giữa bản thân và ba mẹ, khi ba mẹ muốn mình học ngành mà ba mẹ thích nhưng bản thân không phù hợp và không thích?”. TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho hay, trước các tình huống mâu thuẫn giữa gia đình và học sinh thì học sinh cần phải bình tĩnh phân tích để ba mẹ hiểu, dựa trên 3 tiêu chí chọn ngành. Trong đó, quan trọng nhất để có thể thuyết phục được ba mẹ là chính bản thân học sinh phải có nghề nghiệp của riêng mình.

“Khi ba mẹ muốn mình học một ngành nào đó mà mình không thích, trước hết các em cần lắng nghe ba mẹ. Lấy ngành ba mẹ lựa chọn đưa vào 3 tiêu chí để phân tích xem có phù hợp không. Nếu như lời khuyên nghề nghiệp của ba mẹ thiếu 3 tiêu chí này thì phải phân tích cho ba mẹ hiểu. Ví dụ, ba mẹ muốn mình làm giáo viên, nhưng tính mình nóng thì phải chỉ rõ không phù hợp và đưa ra phương án của riêng mình”, ông Hiếu khuyên.

Bài, ảnh: Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)