Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyên gia đào tạo tại doanh nghiệp: Vừa thiếu, vừa yếu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hp tác đào to gia trưng ngh và doanh nghip (DN) đã và đang đưc nhiu trưng thc hin, song hiu qu chưa cao do đi ngũ chuyên gia đào to ti DN va thiếu, va yếu.

Chuyên gia đào to ti doanh nghip hưng dn sinh viên thc hành ngh đin lnh

Có chuyên môn, nhưng yếu k năng

Đề cập đến trình độ của chuyên gia đào tạo tại DN trong liên kết đào tạo nghề, hầu hết các trường thừa nhận đội ngũ này có tay nghề cao nhưng thiếu kỹ năng truyền đạt. Cụ thể, cán bộ khoa cơ khí động lực của một trường CĐ nhìn nhận, chuyên môn của chuyên gia đào tạo ở DN rất tốt nhưng kỹ năng sư phạm thì phải xem lại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, đặc biệt là kỹ năng thực hành của người học bị hạn chế.

Một thực tế nữa mà các trường lo ngại không kém là ở DN có nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi, đủ điều kiện đứng lớp nhưng họ không nhiệt tình tham gia, do đó, DN phải cử người có chuyên môn và kỹ năng hạn chế. Vì vậy, theo ông Đinh Văn Đệ (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM), trong biên bản ghi nhớ hợp tác cần thể hiện rõ các nội dung, trong đó quy định chuyên gia đào tạo tại DN phải có bằng cấp, chức vụ, thời gian đứng lớp, quyền lợi… Ông Lê Thành (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Quang Thành) chia sẻ: “Nhằm chuẩn bị đội ngũ kỹ thuật, thợ lành nghề cho lộ trình mở rộng phạm vi sản xuất và kinh doanh của công ty, chúng tôi đã chủ động liên kết với các trường để tham gia đào tạo. Khi đảm nhiệm phần thực hành, chúng tôi sẽ xây dựng chương trình đào tạo bám sát thực tế hoạt động của DN, giải quyết những tình huống kỹ năng, văn hóa, tác phong DN… Có như vậy, người học mới thật sự có cảm hứng, ra trường là làm được việc ngay mà không phải mất thời gian để đào tạo lại”. Trong khi đó, hiệu trưởng một trường TC thẳng thắn thừa nhận: “Chúng tôi nhận thức việc gắn kết với DN là chuyện sống còn của nhà trường trong bối cảnh hiện nay, không chỉ dừng lại ở việc tìm nơi thực tập, thực hành, giải quyết việc làm… mà xa hơn là hợp tác đào tạo lâu dài. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường ký kết hợp tác với DN chỉ để quảng bá tuyển sinh chứ không quan tâm đến chất lượng. Hơn nữa, không dễ tìm được DN có tâm huyết, quan tâm thật sự đến đào tạo nghề, thậm chí có DN còn bị “ép” hợp tác vì… mối quan hệ không thể từ chối”.

Gii pháp cho chuyên gia đào to ti doanh nghip

Ông Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho rằng vấn đề chuyên gia đào tạo tại DN có chuyên môn nhưng yếu kỹ năng truyền đạt (kỹ năng sư phạm) là chuyện bình thường. Tuy nhiên có thể khắc phục điểm yếu này bằng cách kết hợp với một cán bộ của trường cùng giảng dạy. Ở giải pháp này không phải trường nào cũng áp dụng được bởi chi phí sẽ cao trong khi trường không thể tăng học phí. Ông Lý cho biết thêm, Trường CĐ Quốc tế TP.HCM đang hướng tới sử dụng 70% cán bộ giảng dạy đến từ DN, đội ngũ này phải có chức vụ, từ trưởng phòng trở lên.

Nhằm chuẩn hóa chuyên gia đào tạo tại DN, ông Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết trong khuôn khổ hợp tác giữa Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ) và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có chương trình đào tạo chuyên gia tại DN được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn các nước ASEAN. Chương trình này cơ bản bám sát chức năng, nhiệm vụ của chuyên gia đào tạo tại DN, tuy nhiên cần được chi tiết, cụ thể hóa một số nội dung của chương trình.

Được biết, GIZ đã tiến hành khảo sát tại 33 DN, 6 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và một cơ sở đào tạo giáo viên để xây dựng chương trình phù hợp với bối cảnh đào tạo nghề ở Việt Nam.

T.Tri

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)