Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyên gia Đức: CM 4.0 – Lao động Việt nhiều cơ hội lẫn thách thức

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các chuyên gia giáo dc ngh nghip (GDNN) cnh báo, nếu không thay đi phương pháp đào to, tư duy qun lý… s là thách thc ln cho tương lai lao đng Vit Nam.

Sinh viên trưng ngh trong gi thc hành

“Người lao động được đào tạo nghề, đào tạo nghề nâng cao hoặc kỹ thuật theo hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CM 4.0) có khả năng làm việc rất tốt và có cơ hội nghề nghiệp”, GS.TS Georg Spottl (ĐH Beemen – Đức).

70% xác sut do t đng hóa

TS. Vũ Xuân Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy – Tổng cục GDNN) khẳng định, CM 4.0 sẽ tác động mạnh đến tương lai việc làm. Theo đó sẽ có các nghề mới xuất hiện như: Phát triển internet di động; điện toán đám mây; phân tích dữ liệu lớn; nghiên cứu cải tiến robot, xe hơi tự lái; công nghiệp xây dựng và in 3D; dịch vụ tài chính, đầu tư và công nghệ sinh học.

TS. Vũ Xuân Hùng thông tin thêm: Những quốc gia đang phát triển sẽ ít có nguy cơ bị gián đoạn thị trường lao động bởi công nghệ. Giải pháp cho GDNN Việt Nam là đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng CM 4.0. Cụ thể là đổi mới quản lý, ứng dụng CNTT trong quản lý, đổi mới chương trình, tổ chức hoạt động đào tạo, gắn kết doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, thúc đẩy ươm mầm và khởi tạo doanh nghiệp, tăng cường hợp tác quốc tế…

TS. Harry Stolte (Tổ chức hợp tác quốc tế Đức – GIZ) nhìn nhận: Tác động dự kiến đến thị trường Việt Nam trong bối cảnh CN4.0 là: Khoảng 56% việc làm ở 5 nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) gặp nguy cơ cao do tự động hóa, trong đó Việt Nam có xác suất tự động hóa cao nhất (70%).

Đi din STC Group (Hà Lan) tham quan cơ s vt cht, trang thiết b đào to và trao đi vi Ban Giám hiu Trưng CĐ Công ngh Th Đc v hp tác đào to

“Vn đ đt ra cho GDNN là phi đi mi qun lý  c vĩ mô và vi mô. Nhiu ngh cũ mt đi, ngh mi ra đi đòi hi công tác d báo tt. Đng thi cn đi mi mnh m t hot đng đào to đến qun tr nhà trưng. Sc ì ca nhiu năm đào to theo hưng cùng vi nhng chương trình đào to cng và phương pháp đào to lc hu là lc cn ca s đi mi này”, GS.TS – Ing. Gebhard Hafer (GIZ).

Theo TS. Harry Stolte, Diễn đàn kinh tế thế giới cho rằng, các ước tính hiện tại về tỷ lệ mất việc làm toàn cầu do số hóa dao động từ 2 triệu đến 2 tỷ việc làm đến năm 2030. Tuy nhiên chưa có sự chắc chắn tổng thể của chuyển đổi đến việc làm, với những lo ngại về tác động của nó đến tiền lương và điều kiện làm việc. Trong khi đó Boston Consulting Group lại lạc quan hơn khi đánh giá: “Công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy tăng trưởng việc làm nhưng các bên liên quan phải giúp lực lượng lao động thích ứng”.

Tư duy qun lý thế k 21

Ông Peter Gorzyza (Học viện Truyền động và Điều khiển Bosch Rexroth AG) chỉ rõ: CM 4.0 thay đổi các yêu cầu đào tạo nghề. Ví dụ ở ngành cơ điện tử có các nghề đào tạo như thiết kế hệ thống, kỹ thuật viên dịch vụ, chuyên gia vận hành, bảo trì hệ thống… nhưng trong bối cảnh 4.0, yêu cầu về trình độ kiến thức sẽ cao hơn bởi lúc này xuất hiện các công việc mới, kỹ năng công nghệ thông tin – cơ điện tử trình độ đại học. Từ đó, các nghề cơ điện tử cần có thêm kiến thức (kỹ năng mới).

Ông Frits Gronsveld, Giám đốc điều hành STC Group (Hà Lan) cũng thừa nhận tương lai lao động Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi có sự thay thế của robot. Tuy nhiên với cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề, trình độ chuyên môn và ý thức học tập của sinh viên của một số trường nghề của Việt Nam cũng như sự chuẩn bị sẽ là điều kiện tốt nhất để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước. “Ở Hà Lan cũng như các quốc gia Đức, Úc… có hệ thống đào tạo nghề phát triển, đặc biệt là mô hình đào tạo kép. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác để cùng một số trường của Việt Nam nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu số hóa/ CN4.0”, ông Frits Gronsveld chia sẻ.

Robot phục vụ sản xuất tại Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao TP.HCM

Ở một góc nhìn khác, GS.TS – Ing. Gebhard Hafer (GIZ) thẳng thắn, GDNN Việt Nam cần thay đổi trong tổ chức từ tư duy của thế kỷ 20 (ổn định, cứng nhắc, quy trình quyết định, hệ thống ngành dọc…) sang tư duy quản lý thế kỷ 21 – liên tục thay đổi, tốc độ, phản ứng nhanh, linh hoạt và kết quả quyết định.

“Để đáp ứng yêu cầu đang thay đổi về kỹ năng và năng lực của người học cũng như những yêu cầu về đổi mới về vai trò của giáo viên, cần xây dựng hồ sơ chuyên môn rõ ràng hơn về nhà giáo GDNN và tập trung hơn nữa nâng cao kỹ năng và năng lực của nhà giáo. Vì người học ngày càng mong muốn tự chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mình, giáo viên nên áp dụng phương pháp tiếp cận tương tự với quá trình phát triển chuyên môn của mình. Hiệu trưởng, trưởng khoa và giáo viên cần học hỏi nhiều hơn về những hoạt động và thách thức của doanh nghiệp mà người học sau này sẽ đến làm việc, hướng đến việc thường xuyên tích hợp nội dung này trong quá trình phát triển chương trình”, GS.TS – Ing. Gebhard Hafer gợi ý.

“Ở CM1.0 và 2.0, vai trò của người học là thụ động, sang thời kỳ 3.0 là chủ động nhưng ở CM4.0, người học phải thích nghi. Với sự hỗ trợ của công nghệ, việc thay đổi hình thức học để không bị lạc hậu, có thể học từ xa, học trực tuyến hoặc tự học có HD là phương pháp đã được nhiều quốc gia áp dụng hiệu quả”, TS. Vũ Xuân Hùng cho biết.

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)