Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyện lớp 1 ở nước Đức

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tôi đến nưc Đc trong chuyến đi d Hi sách quc tế ti TP.Frankfurt cùng vi ông Cc trưng Xut bn B Văn hóa – Th thao và Du lch và các anh mt s công ty thuc Nhà xut bn Giáo dc.


Tác gi tham quan phòng hc ti Trưng Tiu hc Cánh Đng Th

Trước ngày đi, tôi liên lạc với anh bạn ở TP này và có con đang học tiểu học. Tôi nhờ anh xin Hiệu trưởng (trường con anh đang học) cho mình được đến thăm trường và xuống các lớp học. Anh bạn nói đã được Hiệu trưởng đồng ý. Và như vậy, tôi vừa có anh bạn làm thông dịch lại là phụ huynh nên rất thuận lợi cho quan sát, trao đổi để tìm hiểu về giáo dục (GD) tiểu học.

1.Trường tôi đến thăm là Trường Tiểu học Cánh Đồng Thỏ. Bà Hiệu trưởng giải thích, sở dĩ có tên như vậy vì nơi này ngày xưa là cánh đồng cỏ và có rất nhiều thỏ. Theo đó khi xây dựng trường đặt tên để nhắc nhở một địa danh, đồng thời đây cũng là hình ảnh của quê nhà mà khi lớn lên dù học sinh (HS) có bay nhảy đi khắp bốn phương trời vẫn nhớ Cánh Đồng Thỏ của thời tiểu học.


Tác gi trong mt phòng hc ca trưng

Cũng theo bà, ở đây việc đặt tên cho các trường tiểu học luôn gắn với truyền thống và địa danh nhiều hơn là tên các danh nhân lịch sử, văn hóa.

Tôi hỏi về ngày khai giảng và việc đón HS lớp 1, bà Hiệu trưởng cho biết: “Việc tổ chức đón các em lớp 1 là do các anh chị lớp trước chuẩn bị. Không có nghi thức long trọng, chỉ cần thân tình, chu đáo theo suy nghĩ của HS lớp đàn anh để bạn mới vui tươi và hòa đồng trong buổi đầu đến lớp, sẽ cùng học tập, sinh hoạt chung một mái trường. Các anh chị trang trí, vẽ hình bằng những màu sắc tươi sáng, gần gũi và ngộ nghĩnh. Còn cách cho trẻ nhận lớp  cũng là sự khám phá nhưng thân thiện và phù hợp tâm lý của trẻ từ mầm non vào tiểu học. Nhà trường có buổi họp với cha mẹ  HS và phát cho phụ huynh một sợi chỉ để buổi sáng đến trường khai giảng đeo vào cổ tay bé. Mỗi em một màu khác nhau như vàng, xanh, đỏ, tím…; cô giáo phụ trách lớp cũng được đeo một sợi chỉ như vậy. Đến giờ nhận lớp, cô giáo sẽ giơ tay mình lên để các bé có sợi chỉ cùng màu  nhận ra là “cùng một đội” với cô giáo mới của mình. Đứa trẻ cũng sẽ tò mò hỏi bạn của chúng xem bạn đeo sợi chỉ màu gì; cô hiệu trưởng có đeo sợi chỉ nào không, hay ở cổ tay cô có rất nhiều màu, cô là cô giáo chung của tất cả các em… Riêng việc này cũng thấy hấp dẫn, hồi hộp và lý thú trong buổi đầu nhận ra bạn cùng lớp và thầy hay cô giáo lớp 1 của mình”.

2.Bước vào ngôi trường là hình ảnh một khung kệ  trưng bày rất nhiều búp bê mà cha mẹ HS sưu tầm tặng lại cho trường. Phòng của Hiệu trưởng thật đơn giản, chỉ có bàn ghế và sách vở. Đi quanh trường, không nhìn thấy khẩu hiệu mà thay vào đó là tranh ảnh gần với việc học tập, tạo nên một không gian GD và mô phạm để HS sinh hoạt, tập luyện và chạy nhảy vui đùa.

Vào dãy phòng dành cho lớp 1, bức tường là những con số được vẽ to và cách điệu phù hợp với lứa tuổi các em. Tôi cũng được ngồi học với các em. Mỗi lớp có sĩ số là 24 HS. Bàn ghế kê theo hình vuông, xung quanh là đồ dùng học tập.

Điều hết sức đặc biệt là lớp 1 học chung lớp 2. Hiệu trưởng nói, TP đang thử nghiệm được 4 năm mô hình này. Trong tuần có những buổi 2 lớp 1 và 2 lớp 2 tách ra để cho HS ngồi học chung nhau. HS lớp 1 sẽ học tập các anh chị lớp 2 một số nội dung đơn giản; các thao tác, nề nếp học tập, giữ gìn tập sách và sinh hoạt, nội quy trong trường sẽ được các anh chị chỉ dẫn và cùng thực hiện…


Mt gi hc chung ca hc sinh lp 1 và lp 2 ti Trưng Tiu hc Cánh Đng Th

Hiệu trưởng cho biết, cách thức  này có kết quả tích cực vì khi chỉ bảo đàn em, HS sẽ thấy mình là người lớn, có uy tín và trách nhiệm. Các em phải nhớ lại để hướng dẫn tận tình, đôi khi còn có sự sáng tạo. Còn các em lớp 1 thì học hỏi, thao tác tự nhiên mà ít lo sợ hơn khi nghe cô dặn dò, chỉ bảo. Điều gì không biết thì hỏi liền, thậm chí còn tranh luận, cãi nhau để tự làm hay hơn. Đến giờ chuyên môn thì lớp nào về lớp đó. Tôi ngồi dự, quan sát các em trao đổi và vô cùng thích thú cũng như thán phục ý tưởng này.

3.Tôi được cho biết, GD nước Đức rất coi trọng tiểu học vì các em sẽ dần hình thành nhân cách, bộc lộ khả năng học tập về khoa học xã hội hay khoa học kỹ thuật. Giáo viên sẽ ghi nhận và đưa vào nhận xét để phụ huynh tham khảo, định hướng cho con em mình. Phụ huynh có niềm tin rất lớn vào kết quả học tập và nhận xét của nhà trường.

Lịch sử của GD tiểu học nước Đức đã ghi nhận điều này. HS đã được phát triển theo năng lực để trở thành nhân tài cho đất nước và nhân loại…

Ngày Tết, nhìn trường tiểu học của nước Đức, chúng ta cùng mong ước GD TP.HCM sẽ vươn lên ngang tầm trong thời đại của 5.0 và còn nhiều chấm… 0, cho tương lai HS tiểu học.

ThS. Lê Ngc Đip

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)