Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyện người lái phà trên sông Hàn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong ký c ca ngưi lái phà trên sông Hàn hơn 22 năm v trưc, nhng cây cu ln lưt đưc xây dng trên dòng sông này là nhng nhp cu ni đôi b vui. Ký c nhng chuyến phà ca ông lùi vào dĩ vãng, nhưng vi ông đó là s dng li hnh phúc!

Ông Năm Đoan hin ti rt vui trưc s đi thay ca sông Hàn

1.Ông Ngô Văn Đoan (83 tuổi) được bà con bờ Đông sông Hàn gọi bằng cái tên thân thuộc: Năm Đoan. Tròn 22 năm, kể từ ngày Đà Nẵng được tách khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, và gần 20 năm cây cầu sông Hàn (cầu quay) được xây dựng bắc ngang dòng sông, ông Năm Đoan nghỉ lái phà.

Hơn 30 năm làm nghề lái phà qua sông Hàn, cũng có thời gian đứt đoạn rồi lại quay về tiếp tục với công việc này, ký ức ông Năm Đoan vẫn nhớ rõ nhịp sống của ngày đó ở bờ Đông sông Hàn. Đứng bên bờ sông Hàn giữa chiều nhộn nhịp, ông Năm Đoan kể: “Năm 1960, tròn 37 tuổi, tui từ xã Đại Thắng (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) về đây xin lái phà. Tuy con nhà nông ở gần miệt núi nhưng ban đầu theo nghề tui cũng không bỡ ngỡ lắm vì trước đó đã từng chèo thuyền dọc theo các con sông tìm về Đà Nẵng để bán lương thực và mua những thực phẩm, vật dụng cần thiết về quê bán lại cho bà con. Có khi cao hứng tui còn mang theo tay lưới để giăng bắt cá trên sông”. Lái phà bên sông Hàn được một thời gian thì ông bị bắt đi quân dịch. Được tầm 7 tháng, ông trốn về, rồi quay trở lại sông Hàn tiếp tục xin lái phà. Sau hòa bình năm 1975, ông đem theo vợ con về bờ Đông sông Hàn để cùng sinh sống.

Ông bảo, cứ 4 giờ 30 sáng là phà sang sông bắt đầu hoạt động. Một ca làm tròn 8 tiếng. Phà chuyển dịch trên dòng sông này đến 7 giờ tối thì neo bờ để nghỉ. Trời mưa cũng như nắng, đông cũng như hè, người lái phà cứ nương theo con nước lớn, ròng bên cửa biển này để dong phà sang sông cho an toàn. Khách qua phà ngày đó rất nhiều. Nhất là bà con sang sông, tản đi các chợ như chợ Hàn, chợ Cồn để bán cá và mua thực phẩm; còn các cháu học sinh thì sang sông theo học ở các trường… Cả ngày, phà không ngớt người qua về. Trong suốt quãng thời gian gắn bó với con phà, nhiều lần ông Năm Đoan còn ra tay cứu giúp những người không may bị nạn trên sông.

2.“Thuở đó, dọc bờ Đông sông Hàn này toàn nhà chồ. Bà con nghèo lắm. Đôi khi đứng bên bờ Đông hun hút tối mà nhìn sang bờ Tây đèn điện sáng trưng lại thấy chạnh lòng. Vợ chồng tui ngày ấy cũng ở nhà chồ. Các con lần lượt ra đời ở đó. Những mái nhà chồ ven sông chênh vênh mép nước. Mùa hè, lũ nhóc lội bì bõm. Mùa đông khi con nước lên cao thì bà con di chuyển bằng thúng chai hoặc men theo những thân tre, gỗ để vào bờ. Thi thoảng đâu đó trong xóm nhà chồ này có đứa trẻ sẩy chân, làm ướt hết cặp sách, thậm chí buồn hơn là sự ra đi vĩnh viễn của những sinh mạng còn nhỏ tuổi. Cuộc sống cả gia đình tui ngày đó cũng trông chờ vào đồng lương lái phà của tui. Một thời gian sau thì vợ tui cũng xin được chân bán vé qua phà. Rứa là gắn bó đời người bên bờ sông này”, ông Năm Đoan chậm rãi kể.

Bước thật chậm bên bờ sông, ngoảnh lại phía những dãy nhà cao tầng, ông Năm Đoan cất giọng trầm ấm: “Sơn Trà hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới rồi”. Thoảng đâu đó, trong ký ức người lái phà năm xưa, những mái nhà chồ với những mảnh đời cơ cực đã lùi dần vào dĩ vãng. Thay vào đó là những nhà cao tầng khang trang. Ngay trước bến phà ngày xưa, sân khấu bắn pháo hoa được xây dựng hoành tráng, đón hàng chục ngàn lượt du khách thập phương tìm về mỗi mùa lễ hội. Bờ sông trở thành công viên với những hàng cây xanh, ghế đá, khu vui chơi cho con trẻ. Bây giờ, sông Hàn cũng đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông, rút ngắn khoảng cách đôi bờ Tây – Ðông, giữa quận Nhất (Hải Châu) với quận Ba (Sơn Trà). Nếu như Hải Châu là trung tâm sầm uất thì Sơn Trà là điểm đến du lịch đầy hấp dẫn với bãi biển Mỹ Khê… Cả hai góp phần với các quận, huyện khác đi lên cùng bao đổi thay của thành phố Ðà Nẵng.

3. Gần 20 năm nay, khi cây cầu sông Hàn được xây dựng, ông Năm Đoan từ giã những chuyến phà. Ông nói, không dễ gì để rời bỏ nơi mình đã gắn bó, nhất là mỗi sớm mai, âm thanh tiếng còi phà ngân dài trong sương sớm vẫn cứ vọng lại trong tâm tưởng. Nhưng ông vẫn rất vui. Ông vui vì sự phát triển chung của thành phố. Vui vì từ đó không còn cảnh bà con, nhất là những em học sinh phải tất bật mỗi sớm, chiều cho kịp chuyến phà sang sông. Có cây cầu, nhịp độ đỡ hối hả hơn, an toàn hơn. Ngày rời bến phà, khép lại hành trình mưu sinh của mình, ông còn thong thả đọc thơ: “Đứng trên cầu sông Hàn/ Ngó xuống sông nước xanh như tàu lá/ Ngó về An Hải phố xá nghênh ngang…”. Ông Năm Đoan nói, bến phà bên cây đa An Thị thuộc bờ Đông sông Hàn là một phần ký ức không thể quên và ông hạnh phúc khi được chứng kiến sự đổi thay của đôi bờ sông Hàn!

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)