Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyện người ngược đỉnh Cu Vơ

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 26 năm trưc, ông H Văn Thương, ngưi đng bào Vân Kiu, quê gc bn Mit, xã Hưng Linh (huyn Hưng Hóa, Qung Tr) đã có mt quyết đnh “ngưc đi”. Đó là ri bn làng, lên dng nhà, canh tác gia bi bi lau lách hoang vu trên đnh Cu Vơ – mt vùng rng thuc xã Hưng Linh. Vưt qua muôn vàn khó khăn, t đôi bàn tay trng, H Văn Thương gy dng nên cuc sng đ đy…


Bng ngh lc phi thưng, già H Văn Thương làm nên nhng tha rung lúa tươi xanh trĩu ht trên đi trc Cu Vơ

Nhng nhát cuc v đt Cu Vơ

Ngoài 80 tuổi, già Hồ Văn Thương vẫn cường tráng như cái thuở tuổi trung niên ông đặt chân đến Cu Vơ lập nghiệp. Thung lũng Xa Bai nơi Hồ Văn Thương định cư có thời tiết rất khắc nghiệt, nhất là gió chướng và mưa dầm về mùa đông. Người Vân Kiều ở Hương Linh ví von là “ống gió Xa Bai”. “Nhưng đỉnh Cu Vơ cũng khắc nghiệt không kém. Đất đai khô cằn, đồi trọc, cây cỏ một màu vàng ối vì nắng gió, hầu như không có màu xanh, lau lách bời bời. Nước nhỏ từng giọt một, đầy phèn”, ông Thương kể. Người ta thường chọn nơi dễ dàng để đến, sao ông làm ngược? Ông Thương cười: “Ngày đó tôi hay lùa trâu từ Xa Bai lên đỉnh Cu Vơ cách đó vài cây số đường rừng để kiếm cỏ. Cu Vơ khắc nghiệt thật nhưng nhiều đất đai. Chỉ cần có ý chí, sự sống sẽ nảy mầm”. Đó là năm 1996, Hồ Văn Thương đưa gia đình lên đỉnh Cu Vơ sinh sống, gia sản mang theo là đàn trâu mà trước đó nhiều năm ông từng đưa chúng đến đây kiếm cỏ vào mùa xuân và mùa thu.

“Ngày đầu cực lắm nhưng nhiều đêm vắt tay lên trán nghĩ, ở đồng bằng người ta làm ra lúa gạo không chỉ đủ ăn mà còn bán ra chợ thì tại sao mình không làm được”, già Thương gói gọn trong câu nói ngắn. Ông bắt đầu những nhát cuốc khai khoang ruộng nương. “Ngày ấy, không có xe rùa như bây giờ. Cực lắm. Mọi thứ phải dùng sức người. Oằn lưng gánh đất chỗ cao đổ xuống chỗ thấp, ngày này qua tháng khác để san bằng mặt ruộng. Đôi tay phồng rộp, bỏng nước rồi chai sần lại. San được một vạt ruộng lại tìm cách lấy nước vào để ngắm mặt bằng. Mỗi năm khai hoang 1, 2 sào ruộng như thế. Cho đến tầm 5, 7 sào thì canh tác cố định đến nay”, già Thương kể.

Không có nước. Ông cật lực đi vào tận các cánh rừng nguyên sinh, đầu nguồn con suối, đào vét thành dòng dẫn về tận nhà, chảy qua ruộng để sinh hoạt và canh tác. Cũng không phải chuyện ngày một, ngày hai. “Mình cứ bền bỉ, tìm tòi, đến tận các khoảng rừng già nguyên sinh. Để duy trì được cuộc sống ngày đó thì ngoài giờ chăn trâu, khai hoang, phải đi nhặt phế liệu chiến tranh để bán kiếm đồng tiền đắp đổi qua ngày”, ông Thương nói. Những lối mòn cứ thế được mở ra, ruộng nương thành hình từ đôi chân trần và ý chí của ông.

Sng da vào rng

“Sống ở rừng phải dựa vào rừng. Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sống của mình”, ông Thương luôn dặn dò con cái của mình như thế. Ông bảo, đồng bào Vân Kiều coi rừng là nhà. Có rừng mới che được cái nắng, chắn được ngọn gió đông để bảo vệ đàn trâu. Hơn thế, lá rừng rụng xuống cho phù sa thì cây lúa mới tươi tốt được. Cả nguồn nước nếu không có rừng cũng không thể có nước để uống quanh năm. Nghĩ là làm. Ông đứng ra bảo vệ khoảnh rừng gần nhà mình rồi làm cộng tác viên giữ rừng cho Lâm trường Hướng Hóa (nay là Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông).

Nhận thấy cây trẩu cho hiệu quả kinh tế, ông đi gom nhặt hạt trẩu già về ươm mầm, trồng thành rừng. Ông nói, cây trẩu vừa có thể tỏa bóng thành tán rừng, vừa thu hoạch lâu dài. Cây trồng hôm nay để mai sau còn có cái để cho con cái. Rồi trẩu cũng cho thu hoạch thật, mỗi cây tới mua cho từ 20 đến 30kg, thời điểm rẻ nhất mỗi cân trái cũng được 7 ngàn đồng, đắt hơn lên tới 15 ngàn đồng/cân.


Già H
 Văn Thương dn nưc v rung lúa

Ngoài 80 tui, ký c ông Thương vn in rõ nhng li mòn lên Cu Vơ ngày y ch là li mòn vt qua đnh núi, quanh co him tr bi mt bên vách núi cao, mt bên là vc thm. Bây gi, đưng đến Cu Vơ dù vn khó nhưng nhiu li đi rng đã đưc m. Thp thoáng dưi tán rng, nhng ngôi nhà sàn xinh đp vi rung lúa tươi xanh và ao cá đp nưc. Có đưc cuc sng bình yên đó, ngưi Vân Ki Cu Vơ hôm nay luôn nhc nh thế h cháu con v già H Văn Thương – ngưi ngưc đnh Cu Vơ, trng rng đui gió chưng, đt nhng nhát cuc đu tiên dng xây đi sng mi ca bn làng.

Trở lại với câu chuyện làm lúa nước. Từ năm 2005, Hồ Văn Thương đã bỏ rẫy, chuyển sang làm ruộng nước, sau khi các cánh rừng ông ươm trồng và bảo vệ đủ bóng mát để che nắng, chắn gió ở Cu Vơ. Ông mày mò xem ti vi, học hỏi cách chăm sóc lúa. Ông dùng phân trâu bón cho lúa tươi tốt. Nhờ đó không chỉ đủ ăn, ông còn dư lúa để bán. Cũng nhờ học hỏi khoa học kỹ thuật, có đận trâu chết hàng chục con, ông vẫn điềm tĩnh tìm hiểu rồi thay đổi cách chăm sóc để vực lại. Điều mà trước đó, mọi người chỉ tin là nếu có rủi ro thì chỉ do thần linh trừng phạt. Để đất đai không bị bạc màu, mỗi năm ông chỉ gieo cấy một vụ, thời gian còn lại ông dẫn nước vào ruộng nuôi cá.

Thấy ông gầy dựng cơ nghiệp trên đỉnh Cu Vơ, không chỉ trụ được ở nơi vốn khắc nghiệt nhất mà còn có thể làm giàu. Bà con tin rồi lần lượt cùng nhau lên Cu Vơ dựng nhà. Từ một hộ gia đình ông Thương đơn độc, nay Cu Vơ có tới 88 hộ dân. Ngày bà con mới lên lập nghiệp, ông Thương đứng ra giúp đỡ, khi thì tặng cặp ngan, đôi gà giống, lúc khác lại vài chục cân lúa giống. Ông còn vận động bà con trồng rừng, giữ rừng. Ông bảo, mình có của ăn, của để thì giúp bà con để họ có cuộc sống tốt hơn. Bà con khấm khá thì mình cũng vui cái bụng.

Thiên Phúc

 

Bình luận (0)