Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyện tình như cổ tích!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Khó ai có th tin rng mt chàng thanh niên m côi, nghèo khó, khuyết tt bm sinh li ly đưc cô v lành ln, xinh đp. 24 năm bên nhau h đã có 2 ngưi con và 2 đa cháu ngoi. Anh chính là Lê Hunh Đt (49 tui), còn ch là Nguyn Th Ngc Hnh (43 tui).

V chng anh Lê Hunh Đt và ch Nguyn Th Ngc Hnh

Tìm hnh phúc trên chiếc xe lăn

Hiện hai vợ chồng anh Đạt và chị Hạnh đang sống tại một căn nhà tập thể dành cho người khuyết tật ở quận 12, TP.HCM. Công việc hằng ngày của anh là sửa điện tử, còn vợ làm công nhân cho một công ty may. Thu nhập của hai vợ chồng khoảng 6 triệu/tháng. Cuộc sống thiếu thốn, khó khăn nhưng bù lại anh có một gia đình ấm cúng, hạnh phúc suốt 24 năm qua.

Để có được điều đó, ít ai biết rằng vợ chồng anh từng trải qua rất nhiều sóng gió. Cách đây hơn 40 năm, căn bệnh sốt bại liệt đã cướp đi đôi chân của anh Đạt. Từ đó anh phải sống trên chiếc xe lăn. Thấy anh tật nguyền, nhiều bạn bè coi thường, chế giễu. Anh Đạt buồn bã: “Họ chê mình nghèo, mồ côi, tật nguyền, nghe cũng giận và buồn lắm chứ. Thấy bạn bè cùng trang lứa lành lặn, có cha mẹ, còn mình chẳng có một người thân, sống nhờ vào tình thương của người dưng thử hỏi ai mà không tủi. Có lúc tôi còn có suy nghĩ tiêu cực vì thấy cuộc đời tăm tối quá”.

Đến năm 15 tuổi, trong một lần tình cờ, anh được nghe kể về câu chuyện của một cô gái ở nước ngoài cũng giống như mình nhưng đã tự tay xây dựng gia đình hạnh phúc. Và câu chuyện đó đã tạo động lực cho anh qua mọi mặc cảm để vực dậy. “Có một người thân bên cạnh chia sẻ buồn, vui thì còn hạnh phúc nào hơn. Tôi muốn được như cô gái ấy” – anh Đạt kiên quyết.

Từ đó, anh Đạt quyết định đi học nghề sửa điện tử để thay đổi bản thân. Nhờ nghị lực và sự cố gắng, chẳng bao lâu anh Đạt thạo nghề. Anh quyết định xin vào một cửa hàng điện tử làm việc. “Lúc đó người ta trả cho tôi có mấy trăm ngàn một tháng. Số tiền không nhiều nhưng tôi thấy vui vì có đồng ra đồng vào chứ không như trước đây không có công việc để làm” – anh Đạt cho biết.

Quyết đnh yêu ngưi khuyết tt

Nhờ cái nghề này đã giúp anh Đạt tìm được một nửa của mình. “Hạnh khi đó 19 tuổi. Một cô gái xinh xắn, lành lặn, gia đình khá giả. Hồi đó hai mẹ con cổ hay mang máy cassette đến chỗ tôi sửa để nghe cải lương. Thấy hai mẹ con đến hoài, anh ngỏ ý xin đến nhà sửa. Tới lui riết chúng tôi nảy sinh tình cảm lúc nào không hay” – anh Đạt cười trong niềm hạnh phúc.

“Anh Đt chăm sóc tôi rt chu đáo. Nhng lúc tôi bnh hon, m đau mt mình anh lo hết. Ngoài công vic sa đin t, v nhà anh còn t tay mình nu nưc sâm bán đ kiếm thêm thu nhp. Dù nghèo nhưng 24 năm qua anh chưa cho tôi mc b đ nào rách, chưa đ v phi bun. Nhng gì tt đp nht anh luôn dành cho v con” – ch Hnh hãnh din v chng.

Thấy anh Đạt tật nguyền nhưng thiệt thà, nhiệt tình hay giúp đỡ người khác mặc dù bản thân mình chẳng hơn ai đã khiến trái tim chị Hạnh cũng rung động. Quen nhau không được bao lâu, chị Hạnh quyết định công bố làm đám cưới với anh Đạt. Thế nhưng gia đình chị lại kịch liệt phản đối. Chị Hạnh nhớ lại: “Cha mẹ sợ tôi khổ, sợ tôi về suốt ngày hầu hạ chồng. Nhưng tôi nói tôi tự chọn thì sẽ không hối hận với quyết định của mình nhưng họ vẫn không chấp nhận, thậm chí từ mặt tôi một thời gian dài và tôi đã chọn cách bỏ nhà đi theo anh”. “Có chồng tật nguyền thì có sao đâu miễn người ta yêu mình thiệt lòng là được. Tôi thấy nhiều người kén chọn, cứ chọn người chồng giàu có, đẹp trai nhưng một thời gian lại đổ vỡ. Lấy nhau đến ngày hôm nay, tôi rất hạnh phúc vì sự lựa chọn đúng đắn của mình – chị Hạnh chia sẻ.

Lúc chị Hạnh sinh đứa con đầu lòng cũng là lúc gia đình chị rơi vào khó khăn cùng cực. Thiếu trước hụt sau, có lúc cả gia đình phải ăn mỳ gói qua bữa nhưng vợ chồng không vì thế mà cãi vã. Càng khó khăn, họ càng nắm tay nhau để vượt qua. “Anh Đạt chăm sóc tôi rất chu đáo. Những lúc tôi bệnh hoạn, ốm đau một mình anh lo hết. Ngoài công việc sửa điện tử, về nhà anh còn tự tay mình nấu nước sâm bán để kiếm thêm thu nhập. Dù nghèo nhưng 24 năm qua anh chưa cho tôi mặc bộ đồ nào rách, chưa để vợ phải buồn. Những gì tốt đẹp nhất anh luôn dành cho vợ con” – chị Hạnh hãnh diện về chồng.

Thấy cuộc sống của con gái hạnh phúc bên chồng và hai đứa con. Gia đình của chị Hạnh cũng không còn gây khó dễ  nữa. “Bây giờ cha mẹ tôi đã hiểu vì sao tôi lại chọn người chồng tật nguyền. Với tôi tình yêu phải xuất phát từ trái tim, vật chất, danh vọng chỉ là phù du. Dù cuộc sống hiện tại cũng khó khăn nhưng mỗi ngày mới thức dậy chỉ cần được chồng yêu thương, chăm sóc và chung thủy. Thấy con, cháu khỏe mạnh như vậy là được rồi. Thế là hạnh phúc rồi” – chị Hạnh suy nghĩ như vậy.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)