Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyện về cô giáo hiến đất xây trường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Gn 20 năm trưc, tôi đến vi ngh giáo. Đến bây gi tôi vn thy đó là nim hnh phúc ln nht ca đi mình. Tôi yêu ngh, yêu lũ tr vùng cao. Chính vì thế tôi đã hiến đt xây nên ngôi trưng này và cùng vi dy hc, tôi còn mit mài theo hc đi hc đ làm gương cho các con, gieo lên nim hy vng v mt tương lai tươi sáng hơn thông qua con ch gia heo hút núi rng này”, cô H Th Trung – giáo viên đim trưng Mm non Kreng (xã Hưng Hip, Đakrông, Qung Tr) bc bch.


18 năm theo ngh giáo, cô Trung tn tình vi tng đa tr, gi vào các em nim hy vng thoát nghèo t con ch

Hiến đt xây trưng

Thôn Kreng chỉ cách trung tâm xã Hướng Hiệp – nơi có QL9 thảm nhựa đi qua vỏn vẹn 7km. Nhưng chỉ vài năm về trước, đường giao thông từ thôn ra xã vẫn là một chặng đường “hành xác”. Người Vân Kiều ở thôn Kreng vẫn còn nhớ như in câu chuyện 18 năm về trước, khi cô giáo Hồ Thị Trung tình nguyện hiến đất xây nên ngôi trường mầm non ở ngay trung tâm thôn để con em họ được đến trường, thoát cảnh theo mẹ lên nương rẫy dãi nắng, dầm mưa.

Cô giáo Hồ Thị Trung kể, hồi vừa theo chồng về bản Kreng, lúc ấy cô Trung cũng đang là giáo viên mầm non hợp đồng dạy ở thôn, trường lớp còn tạm bợ. Mỗi lần đi vận động trẻ đến trường cũng rất vất vả vì đường sá đi lại khó khăn, thay vì đưa con tới lớp thì nhiều phụ huynh chọn cách cõng con lên rẫy để bớt thời gian đưa đón. Hôm nghe tin một tổ chức phi chính phủ về đầu tư xây trường nhưng chưa tìm được địa điểm, cô Trung liền nghĩ ngay đến mảnh đất vườn nhà mình – mảnh đất là tài sản hồi môn của bố mẹ chồng chia cho hai vợ chồng cô ngày ra riêng lập nghiệp. “Tôi biết nếu mình hiến đất thì sẽ không còn đất để canh tác nhưng đổi lại các cháu trong thôn có được ngôi trường thuận tiện, gần nhà để được theo học, được chăm sóc. Cho đi sẽ nhận lại. Chỉ nghĩ đơn giản thế rồi tôi bàn với chồng và nhận được sự đồng thuận”. Một phòng học khang trang được xây dựng lên trên chính mảnh đất của gia đình cô Trung. “Mỗi ngày đứng lớp tôi đều có cảm giác như đang ở trong chính ngôi nhà của mình, mảnh vườn của mình. Vì thế, tôi càng yêu trẻ hơn và nỗ lực thật nhiều để chăm sóc và dạy dỗ các con”, cô Trung chia sẻ.

Cách đây vài năm, nhà trường cần thêm không gian để xây mở rộng sân chơi và xây tường rào, cô Trung thêm một lần tình nguyện hiến đất. Với hai lần tình nguyện hiến đất, cô Trung đã hiến tổng cộng 900m2, điểm trường Mầm non Kreng bây giờ đã được xây dựng khang trang, làm nơi học tập vui chơi cho khoảng 70 trẻ là con em đồng bào thiểu số của hai thôn Kreng và Paloang (nay gọi chung là thôn Gia Giã) thuộc xã Hướng Hiệp. “Muốn dạy tốt học tốt thì trước hết cần có cơ sở vật chất, không gian, vì thế khi nhà trường chia sẻ khó khăn về quỹ đất thì tôi sẵn sàng hiến. Tất cả cũng vì tương lai của các cháu và vì sự phát triển của quê hương. Mặc dù bây giờ nhà tôi không còn đất vườn để canh tác nhưng tôi rất vui vì trường học khang trang hơn, các cháu được học trong không gian thoáng mát, sạch đẹp và đầy đủ trang thiết bị thiết yếu”, cô Trung nói.

Không ngng hc tp

Dù đã đứng lớp suốt 18 năm nhưng câu chuyện về hành trình học tập của cô Trung cũng rất đáng ngưỡng mộ và khâm phục. Cô Trung nói, năm nay đã bước qua tuổi 38 nhưng cô chưa hề ngừng đến trường. Năm 2000, tốt nghiệp sơ cấp mầm non, cô Trung lấy chồng và về dạy hợp đồng ở Kreng. Từ đó đến nay hai vợ chồng dù rất bận với công việc và chăm con cái nhưng luôn hỗ trợ nhau để hoàn thành các bằng cấp.

“Mun dy tt hc tt thì trưc hết cn có cơ s vt cht, không gian, vì thế khi nhà trưng chia s khó khăn v qu đt thì tôi sn sàng hiến. Tt c cũng vì tương lai ca các cháu và vì s phát trin ca quê hương. Mc dù bây gi nhà tôi không còn đt vưn đ canh tác nhưng tôi rt vui vì trưng hc khang trang hơn, các cháu đưc hc trong không gian thoáng mát, sch đp và đy đ trang thiết b thiết yếu”, cô Trung nói.


Vi tm lòng yêu tr, cô H Th Trung đã tình nguyn hiến 900m2 đt xây đim trưng Mm non Kreng

“Chuyện học ở vùng cao ngày đó còn ít người nghĩ đến. Tôi may mắn được đến trường học chữ, rồi cũng may mắn được nghề tìm đến mình nên hai vợ chồng vẫn luôn bảo nhau cần phải học thêm nữa để có kiến thức, để làm gương cho con cái và cũng để làm được một điều gì đó, ít nhất là thay đổi nhận thức của bà con trong việc nhìn nhận cho con em mình đến trường. Thế là khó, khổ mấy hai vợ chồng cũng động viên nhau vượt qua”. Ngày đó, hai vợ chồng cô Trung dồn hết lương nhà giáo của cô và lương cán bộ xã của chồng cô, vay mượn để mua một chiếc xe máy đèo nhau về thành phố Đông Hà theo học. Cứ cuối tuần và mùa hè, khi tôi nghỉ dạy học là hai vợ chồng lại đến trường. “Lý do duy nhất để vắng mặt trong một buổi học nào đó chỉ có thể là… hết tiền đổ xăng, vì thế đôi khi các thầy cô giáo rất nghiêm khắc trong khâu điểm danh nhưng đều bỏ qua cho cả hai vợ chồng, thậm chí còn cho thêm tài liệu hướng dẫn những bài học mà cả hai không đến lớp được”, cô Trung vui vẻ kể lại.

Hỏi cô Trung về chuyện học, trong khi công việc ở trường và chăm sóc hai con đã chiếm gần hết quỹ thời gian? Cô bảo: “Chỉ cần mình có khát vọng, cả hai vợ chồng đều hỗ trợ và chia sẻ cho nhau thì khó khăn nào cũng vượt qua được. Thời điểm sinh con, tôi nhường lại một khoảng thời gian vài năm để làm hậu phương, chăm sóc gia đình để chồng tôi không bị gián đoạn việc học. Ba năm trước, anh ấy đã nhận bằng đại học. Đầu năm 2021 này, tôi cũng đã hoàn thành chương trình đại học mầm non và đang chuẩn bị nhận bằng tốt nghiệp”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)