Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyện về “Ông Phát xích lô”

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh xe xích lô ch còn s dng vào mc đích phc v hot đng du lch hoc trưng bày, thì tim sa loi xe này trên đa bàn TP.HCM cũng hiếm hoi. Trong đó, cơ s lâu năm nht có l phi k đến tim Sáu Phát xích lô  đa ch 206 Trn Phú, phưng 9, qun 5, TP.HCM. Nói đến ông Sáu Phát hin hòa, “dân xích lô” ai cũng biết.

Anh Nguyn Đc Hi (phi), mt khách hàng quen thuc khen ông Phát là ngưi gii tay ngh và rt t tế vi khách hàng

Hơn 40 năm gn bó vi ngh

Xuất phát từ nghề sửa xe đạp khi tuổi đôi mươi, chàng trai trẻ Hồ Tấn Phát bắt đầu chuyển qua nghề sửa xe xích lô vào năm 22 tuổi. Đó là thời khắc của những năm 80, khi phương tiện xích lô làm ăn hưng thịnh trên đường phố Sài Gòn. Lúc đó, thành phố chưa có xe buýt, chưa có taxi hay xe honda ôm, cho nên xích lô đạp là loại phương tiện vận chuyển hàng hóa và hành khách được phép hoạt động 24/24, còn xe lam thì chỉ được hoạt động theo những cung giờ nhất định. Nên với 1 chiếc xích lô giản dị, người đàn ông khi đó có thể nuôi sống cả gia đình.

Khởi đầu của nghề làm xích lô, người thanh niên trẻ mở một tiệm sửa xe ở lề đường tại giao lộ Nguyễn Trãi – Trần Bình Trọng. Sau một thời gian làm ăn thuận tiện, ông Phát mới thuê mặt bằng ở đường Trần Phú và hoạt động cho đến nay. Được tiếng là người chịu khó, làm việc nhiệt tình, giá cả phải chăng và luôn biết giữ chữ tín, nên khi hoạt động nghề xích lô còn hưng thịnh, tiệm của ông Phát lúc nào cũng rất đông khách. Nhờ đó mà ông nuôi hai người con ăn học thành tài

Ông Phát luôn chịu khó tìm tòi, kiên trì làm mọi cách để sửa chữa xe cho khách một cách tốt nhất, cốt là để cho người ta có phương tiện chạy bền, chứ không phải “vẽ bệnh” để sửa rồi lấy tiền của khách. Vì ông biết, khách hàng phần đông là những người lao động nghèo, nên ông sửa xe cho họ bằng tất cả tấm lòng ông có, bằng cách lấy những đồng tiền công với giá mềm, hoặc cho khách thiếu khi nào có thì trả cũng không sao. Đó là lý do mà những người làm nghề xích lô truyền tai nhau, nên người trong nghề ở địa bàn nào muốn sửa xe hay lắp ráp mới đều tìm đến cửa tiệm của ông sáu Phát.

Người ta khen ông Sáu Phát là người hiền lành, ôn hòa, “biết người biết ta”. Quả đúng như vậy, khi nghề xích lô đang ở độ hưng thịnh ở thập niên 80, tiệm của ông Phát có khá nhiều học trò. Nhưng từ năm 2008, khi thành phố có lệnh cấm phương tiện giao thông này, thì nghề sửa chữa xích lô cũng bắt đầu thưa khách, ế ẩm, thậm chí các phụ tùng của loại xe này cũng không còn được sản xuất nên nhiều tiệm bỏ nghề. Khi đó, ông Phát giúp cho các học trò mỗi người ít vốn để giúp họ chuyển nghề.

Ông H Tn Phát đang tân trang khung mt chiếc xích lô cũ

Vượt qua bao khó khăn, ở tuổi 62 nhưng ông Phát vẫn gắn bó với nghề vì một lý do rất đơn giản: “Chính nghề này đã nuôi sống gia đình tôi, giúp tôi kiếm những đồng tiền lương thiện. Nếu ai hỏi tôi có tự hào về nghề của mình không, thì tôi xin thưa rằng có”.

Ngưi ch tim có tâm

Đối với những khách hàng trong nghề, ông Phát như là người cha, người chú trong gia đình. Một trong số đó là anh Nguyễn Đức Hải, hàng xóm cũ của ông Phát. Vào buổi trưa ngày 17-8, cái thắng xe xích lô của anh Hải bị hư, anh vội lật đật chạy về cửa tiệm của ông  Phát nhờ sửa. Chỉ trong khoảng chưa đầy 10 phút, một cái thắng mới đã được ông Phát thay vào giúp xe anh Hải hoạt động bình thường. Tự hào vì “khi 8 tuổi đã biết chú sáu Phát”, anh Hải nói như khoe: “Tôi là hàng xóm của chú từ nhỏ. Chú tốt lắm, sửa xe cho khách rất nhiệt tình và kỹ càng. Ai đã sửa ở đây một lần là người ta đến nữa, hoặc giới thiệu cho những người khác biết. Vì vậy nên trong cánh xích lô ở quận huyện nào cũng biết đến chú sáu Phát”. Cùng cảm nhận như anh Hải, ông Lê Văn Tâm, ở phường 7, Bình Thạnh nhưng cũng tìm đến tiệm của ông Phát để mua một chiếc nhíp xe xích lô của mình. Ông Tâm khen: “Ông chủ tiệm sống rất có tâm nên những người trong nghề biết đến ông đều quý mến”.

Không chỉ tìm đến ông Phát mỗi khi cần sửa xe, bán xe, những tài xế xích lô cũng là người dẫn đường cho khách hàng nước ngoài hoặc việt kiều tìm mua xích lô của ông Phát để đưa về nước trưng bày cho nhà hàng của người Việt, như là một cách đưa “văn hóa” xích lô một thời gắn bó của người Việt đến với thế giới. Theo ông Phát, chiếc xích lô tuy nay không còn được sử dụng phổ biến như trước, nhưng chúng vẫn còn có ích cho hoạt động du lịch, hoặc được trưng bày ở nhà hàng, quán ăn trong nước cũng như nước ngoài. Tùy theo nhu cầu của khách, nếu khách hàng đặt làm xe tân trang, ông Phát sẽ tốn khoảng một tuần để gia cố. Còn đối với xe mới, thì khoảng từ 10-15 ngày ông sẽ hoàn tất sản phẩm với giá khoảng 10 triệu đồng với xe bằng sắt hoặc 30 triệu đồng cho một xe xích lô inox cao cấp. Bên cạnh việc sử dụng xích lô với mục đích kinh doanh, trưng bày, ông Phát còn thực hiện những đơn hàng đặc biệt cho những người đã thôi nghề, đơn giản chỉ vì họ muốn có chiếc xích lô trong nhà để ngắm nghía và giữ gìn như một kỷ niệm đẹp của riêng mình.

Bài, nh: Bích Vân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)