6 cuốn sách được đưa ra và thảo luận trong một cuộc hội thảo của Trung tâm Việt Nam thuộc Đại học Kỹ thuật Texas cách đây vài hôm.
Nhà sử học Thomas L. Ahern Jr. của CIA, tác giả của 6 cuốn sách này, đã dựa trên tài liệu và các cuộc phỏng vấn với nhiều nhân vật quan trọng, để viết và nhìn nhận lại chính sách ngoại giao của Mỹ. Ông cũng đưa ra phân tích sắc bén về những chương trình của CIA và các báo cáo từ chiến trường.
Ông Ahern cho rằng, CIA rất nỗ lực trong việc bình định miền Nam Việt Nam, cũng như thực hiện nhiều biện pháp nhằm bình ổn khu vực này sau khi chính quyền của Ngô Đình Diệm sụp đổ. Nhà sử học cũng nhắc đến thất bại của quan chức tình báo Mỹ trong việc xác định, giám sát các con đường tiếp tế vũ khí tới miền Nam, cũng như những nỗ lực không thành khi muốn mở rộng chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam.
Hình ảnh các hoạt động của CIA tại Việt Nam. Ảnh: ttu.edu |
Giám đốc Trung tâm Việt Nam, Steve Maxner, cho hay việc công bố các tài liệu trên tại hội thảo nhằm giúp các nhà sử học quốc tế, học giả và cựu chiến binh từng tham dự cuộc chiến tranh Việt Nam có thể tiếp cận đầy đủ mọi thông tin. Ông cũng nhấn mạnh, các tác phẩm này cho thấy cái nhìn chân thực về sự thành công và thất bại của hoạt động tình báo của Mỹ vào thời điểm đó. "Chúng là thứ mà bạn có thể thấy trong các cuốn sách hay phim về điệp viên, nhưng đây là những điều có thật", Maxner nói.
Tác giả Ahern từng làm việc cho CIA trong 35 năm và nghỉ hưu năm 1989 sau 5 nhiệm kỳ công tác ở châu Á và từng hoạt động nhiều năm tại ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục tham gia vào nhóm các nhà sử học của CIA.
6 cuốn sách về các hoạt động của CIA tại Việt Nam bao gồm: |
1. “CIA and the generals” (Tạm dịch “CIA và các vị tướng”)
2. “CIA and the house of Ngo” (Tạm dịch “CIA và chính quyền Ngô Đình Diệm”) 3. “CIA and rural pacification-2” (Tạm dịch “CIA và chiến dịch bình định nông thôn”) 4. “Good questions-wrong answers” (Tạm dịch “Bài toán đúng – đáp án sai”) 5. “The way we do things” (Tạm dịch “Cách thức mà chúng tôi làm những điều này”) 6. “Undercover armies” (Tạm dịch “Các đội quân bí mật”) |
Bình luận (0)