Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Có áp lực mới thành công

Tạp Chí Giáo Dục

Cuc sng không phi lúc nào cũng màu hng. Trong ngh nghip cũng vy, đôi lúc to cho chúng ta nhng khó khăn, th thách. Nếu chúng ta chu đưc áp lc và biết t đng lên sau nhng vp ngã s đt đưc thành công.


ThS. Nguy
n Trung Hiếu (Phó Trưng ban Tuyn sinh Trưng ĐH Công ngh TP.HCM) tư vn cho hc sinh Trưng THPT Quang Trung

Đó là lời khuyên của các chuyên gia trong chương trình “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 15 năm học 2022-2023 tổ chức tại Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi) mới đây. Chương trình do Tạp chí Giáo dc TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Phi biết chp nhn tht bi

TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) cho biết, thành công trước mắt của học sinh là phải tốt nghiệp THPT, sau đó chọn cho mình một ngành nghề phù hợp để học tiếp. Một trong những điều quan trọng khi lựa chọn ngành nghề đó là phải tìm hiểu thật kỹ thông tin để biết mặt trái của ngành nghề. Nếu chúng ta chấp nhận và có thể vượt qua những khó khăn đó thì có thể chọn, ngược lại nên tìm hướng đi khác. “Ngành nghề nào cũng có áp lực, có người sẽ vượt qua được, có người lại không. Người vượt qua được áp lực, biết chấp nhận thất bại sẽ ngày càng trưởng thành, vững vàng hơn trong cuộc sống và dĩ nhiên gặt hái được thành công nhất định”, TS. Mai khẳng định. 

Trao đổi với học sinh về chuyện phân biệt trường công và trường tư, TS. Mai cho rằng việc này không quan trọng. Ngày nay, nhiều trường tư đạt chuẩn kiểm định chất lượng, đào tạo nhiều ngành học kèm những chương trình, hoạt động kết nối với doanh nghiệp, giúp sinh viên không chỉ tích lũy được kiến thức chuyên môn mà còn có kỹ năng. Thậm chí, nhiều trường còn thường xuyên tổ chức những ngày hội việc làm, từ đó sinh viên có cơ hội tiếp cận với doanh nghiệp và có việc làm ngay khi còn trên ghế nhà trường. “Cho nên học trường công hay trường tư không quan trọng, mà quan trọng là nhu cầu của các em”, TS. Mai chia sẻ.


Đ
i din Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM thông tin thêm v các ngành đào to cho hc sinh Trưng THPT Quang Trung

Giải đáp thắc mắc của một số học sinh về ngành sư phạm ngữ văn, TS. Mai cho hay, đây là ngành đặc thù, yêu cầu cao. Theo đó, người muốn xét tuyển vào ngành sư phạm nói chung và sư phạm ngữ văn nói riêng phải đạt loại giỏi và đạt thêm một số tiêu chí do Bộ GD-ĐT yêu cầu. Nếu học sinh muốn học ngành sư phạm ngữ văn nhưng không đủ năng lực có thể học ngành văn học hoặc những ngành liên quan. Sau khi tốt nghiệp, các em học thêm lớp nghiệp vụ sư phạm là có thể đi dạy.

N hc ngành kiến trúc đưc không?

Trong chương trình, em Ngọc Trinh (học lớp 12A1) chia sẻ: “Em rất quan tâm đến ngành kiến trúc nhưng không biết ngành này phát triển như thế nào, nữ học có phù hợp không?”. ThS. Nguyễn Trung Hiếu (Phó Trưởng ban Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) thông tin, ngành kiến trúc nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức, sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại… của con người. Ngành kiến trúc đào tạo kiến thức về công tác quy hoạch – thiết kế đô thị; khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc và nắm bắt các xu hướng thiết kế đương đại. Sinh viên tốt nghiệp ngành này biết vận dụng linh hoạt các tiêu chuẩn xây dựng và tính năng vật liệu vào thiết kế, đảm bảo 3 yếu tố: công năng, nghệ thuật và kỹ thuật. Ngoài ra, sinh viên còn được phát triển toàn diện các kỹ năng mềm như kỹ năng quan sát, làm việc nhóm, nắm bắt tâm lý khách hàng… để vừa làm tốt công việc chính của một kiến trúc sư là tư vấn thiết kế, vừa có thể tự tin thuyết phục khách hàng. Với những đặc điểm đó, ngành kiến trúc không chỉ dành riêng cho nam mà còn phù hợp cho nữ. “Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đào tạo sinh viên mang tính ứng dụng cao, nhiều thực hành, bám sát thực tiễn. Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp, giao lưu cùng chuyên gia, xây dựng nhiều sân chơi học thuật bổ ích để sinh viên phát triển toàn diện”, ThS. Hiếu cho biết.


H
c sinh Trưng THPT Quang Trung đang nh ban tư vn gii đáp các thc mc

Với câu hỏi của em Đào Lê Minh Khang (lớp 12A2) về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, ThS. Nguyễn Quốc Huy (Phó Trưởng ban Tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho hay, thị trường logistics và thương mại đang phát triển mạnh mẽ nên Việt Nam rất cần nhân lực cho nhóm ngành này. Những học sinh học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tầm 4-5 năm nữa sẽ trở thành nguồn nhân lực để đáp ứng cho thị trường lao động. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng giúp người quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất sao cho hiệu quả và phân bổ hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Để làm tốt công việc quản lý chuỗi cung ứng, các em cần có khả năng ngoại ngữ tốt, có khả năng quản lý lên kế hoạch và phân công, kỹ năng phân tích vấn đề và điều hành hệ thống kho vận, giao nhận. Ra trường, sinh viên có thể làm chuyên gia thiết kế, tạo lập, phân tích kế hoạch và chiến lược thu mua nguyên vật liệu, tìm kiếm nguồn hàng, quản lý và kiểm soát thu mua. Ngoài ra, các em cũng có thể làm chuyên gia cung cấp dịch vụ quản lý kho bãi và lưu giữ hàng hóa, tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến hàng hóa trong suốt chuỗi cung ứng… “Tại Trường Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo mô hình chất lượng cao, học tập trong chương trình song ngữ. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trang bị những gì cần thiết để có thể đảm nhận tốt các công việc về quản trị logistics và quản lý chuỗi cung ứng”, ThS. Huy cho biết.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)