Một chuyên gia cho rằng cơ chế trần lãi suất huy động VND chắc chắn sẽ điều chỉnh. Và quan trọng là nó sẽ điều chỉnh như thế nào? Sáng 20/5, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế (VIB) tổ chức hội thảo “Kinh tế vĩ mô 2011 và cơ hội – thách thức cho doanh nghiệp SMEs” cho khoảng 300 đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Hà Nội.
Mối quan tâm hàng đầu mà doanh nghiệp đặt ra tại hội thảo này là lãi suất. Bao giờ lãi suất mới giảm? Có điều chỉnh cơ chế trần lãi suất huy động VND hay không?
“Chỉ là ngày một, ngày hai”
Diễn giả của hội thảo, ông Cao Sỹ Kiêm (nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia), nhận định: “Lãi suất chưa giảm được!”. Nguyên do, cơ sở của lãi suất là lạm phát, mà lạm phát năm nay đến lúc này chắc chắn là ở mức hai con số.
Ông Kiêm cũng đặt vấn đề trực tiếp với lãnh đạo VIB, khi lãi suất chưa giảm được, các ngân hàng cần tăng cường tiết giảm chi phí, tăng thu từ dịch vụ để bù cho thu từ tín dụng, bớt lãi từ tín dụng để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp vay vốn.
“Chỉ là ngày một, ngày hai”
Diễn giả của hội thảo, ông Cao Sỹ Kiêm (nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia), nhận định: “Lãi suất chưa giảm được!”. Nguyên do, cơ sở của lãi suất là lạm phát, mà lạm phát năm nay đến lúc này chắc chắn là ở mức hai con số.
Ông Kiêm cũng đặt vấn đề trực tiếp với lãnh đạo VIB, khi lãi suất chưa giảm được, các ngân hàng cần tăng cường tiết giảm chi phí, tăng thu từ dịch vụ để bù cho thu từ tín dụng, bớt lãi từ tín dụng để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp vay vốn.
Trần 14%/năm tại thời điểm đưa ra có giá trị ngăn chặn một cuộc đua tăng lãi suất. Nhưng nay nó có còn phù hợp, nhất là khi lạm phát liên tục tăng cao? (Ảnh: giaoduc.edu.vn)
Còn cơ chế trần lãi suất huy động VND, diễn giả này bình luận rằng nó là một ý đồ tốt. Khi cơ chế ra đời, nó ngăn chặn nguy cơ bùng phát một cuộc đua tăng lãi suất huy động ở tầm cao. “Nhưng rồi đến nay cả mốc 14% đó cũng không kiểm soát được, giờ là 16%, 17% rồi 18%. Lãi suất cho vay theo đó tăng cao”, ông Kiêm nói.
Cũng theo nhìn nhận của chuyên gia này, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) từ 14%/năm lên 15%/năm, “phá vỡ” cả mức trần 14%/năm lãi suất huy động VND.
Lãi suất trên OMO cũng là một lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Nó có thể linh hoạt theo các mục đích của nhà điều hành. Ở đây, động thái điều chỉnh vừa qua, dù không trực tiếp tác động đến hoạt động huy động vốn từ doanh nghiệp, dân cư, nhưng nó mang tính tín hiệu cho sự thay đổi – một giá trị cụ thể của công cụ điều hành bên cạnh các tác động trực tiếp của nó.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng dẫn lại hai phương án đang được bàn luận là nâng trần lãi suất huy động VND lên đồng thời áp trần lãi suất cho vay; hoặc bỏ trần lãi suất huy động và áp trần lãi suất cho vay.
“Theo tôi, không nên áp trần lãi suất huy động mà áp trần lãi suất cho vay. Như thế ngân hàng nào huy động lãi suất cao thì bớt lãi, và ngược lại; còn doanh nghiệp sẽ được hạn chế tình trạng lãi suất cho vay quá cao. Cơ chế trần như thế cũng không quá quắt. Còn với cơ chế chỉ áp trần lãi suất huy động như hiện nay, chắc chắn sẽ điều chỉnh, chỉ là ngày một ngày hai mà thôi”, ông Kiêm nói.
Cũng theo nhìn nhận của chuyên gia này, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) từ 14%/năm lên 15%/năm, “phá vỡ” cả mức trần 14%/năm lãi suất huy động VND.
Lãi suất trên OMO cũng là một lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Nó có thể linh hoạt theo các mục đích của nhà điều hành. Ở đây, động thái điều chỉnh vừa qua, dù không trực tiếp tác động đến hoạt động huy động vốn từ doanh nghiệp, dân cư, nhưng nó mang tính tín hiệu cho sự thay đổi – một giá trị cụ thể của công cụ điều hành bên cạnh các tác động trực tiếp của nó.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng dẫn lại hai phương án đang được bàn luận là nâng trần lãi suất huy động VND lên đồng thời áp trần lãi suất cho vay; hoặc bỏ trần lãi suất huy động và áp trần lãi suất cho vay.
“Theo tôi, không nên áp trần lãi suất huy động mà áp trần lãi suất cho vay. Như thế ngân hàng nào huy động lãi suất cao thì bớt lãi, và ngược lại; còn doanh nghiệp sẽ được hạn chế tình trạng lãi suất cho vay quá cao. Cơ chế trần như thế cũng không quá quắt. Còn với cơ chế chỉ áp trần lãi suất huy động như hiện nay, chắc chắn sẽ điều chỉnh, chỉ là ngày một ngày hai mà thôi”, ông Kiêm nói.
Có nên bỏ hẳn trần?
Không có trong buổi hội thảo của VIB, nhưng câu hỏi này cũng là một giả thiết mà một số ý kiến đặt ra trong thời gian qua. Ông Cao Sỹ Kiêm cũng nhấn mạnh rằng: “Quan điểm của tôi không có trần lãi suất là tốt nhất, mà để thị trường điều tiết. Nhưng do những thời điểm thị trường bất lợi thì nhà điều hành có biện pháp can thiệp”.
Vậy có nên bỏ trần lãi suất? Một trả lời gián tiếp cho câu hỏi trên là: nếu một trong hai phương án đang được bàn luận hiện thực, liệu có tình trạng lại “thả gà ra đuổi”? Bởi thực tế vài năm gần đây đã có quá đủ tình huống để hoài nghi.
Đó là việc áp cơ chế trần lãi suất cho vay trước đây, cụ thể là lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Cơ chế này khi triển khai có thời điểm dẫn đến nhiều loại phí phát sinh trong hoạt động tín dụng, gián tiếp đẩy lãi suất vay vốn vượt rào và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Rồi ngay như những ngày qua, việc ngân hàng huy động vốn VND vượt trên trần 14%/năm cũng không còn xa lạ ở mức độ “hiện tượng” nữa.
Vậy thì nếu nới trần lãi suất huy động lên, hay áp trần lãi suất cho vay, những thực tế tương tự có được loại trừ một cách triệt để, hay chỉ êm ả trong một thời gian đầu?
Không có trong buổi hội thảo của VIB, nhưng câu hỏi này cũng là một giả thiết mà một số ý kiến đặt ra trong thời gian qua. Ông Cao Sỹ Kiêm cũng nhấn mạnh rằng: “Quan điểm của tôi không có trần lãi suất là tốt nhất, mà để thị trường điều tiết. Nhưng do những thời điểm thị trường bất lợi thì nhà điều hành có biện pháp can thiệp”.
Vậy có nên bỏ trần lãi suất? Một trả lời gián tiếp cho câu hỏi trên là: nếu một trong hai phương án đang được bàn luận hiện thực, liệu có tình trạng lại “thả gà ra đuổi”? Bởi thực tế vài năm gần đây đã có quá đủ tình huống để hoài nghi.
Đó là việc áp cơ chế trần lãi suất cho vay trước đây, cụ thể là lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Cơ chế này khi triển khai có thời điểm dẫn đến nhiều loại phí phát sinh trong hoạt động tín dụng, gián tiếp đẩy lãi suất vay vốn vượt rào và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Rồi ngay như những ngày qua, việc ngân hàng huy động vốn VND vượt trên trần 14%/năm cũng không còn xa lạ ở mức độ “hiện tượng” nữa.
Vậy thì nếu nới trần lãi suất huy động lên, hay áp trần lãi suất cho vay, những thực tế tương tự có được loại trừ một cách triệt để, hay chỉ êm ả trong một thời gian đầu?
Trong khi đó, quan điểm bỏ hẳn trần lãi suất VND (cả huy động và cho vay) không phải là không có cơ sở. Trong trường hợp này, cung – cầu của thị trường sẽ tạo những điểm đến cân bằng. Trường hợp thị trường có những yếu tố bất lợi như ông Kiêm nói, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò can thiệp bằng các công cụ kỹ thuật của mình.
Không trần lãi suất, cần vốn, ngân hàng nâng lãi suất để huy động. Lãi suất cho vay theo đó sẽ tăng lên để đảm bảo có lãi. Lãi suất tăng đến một điểm nào đó quá sức người vay, nhu cầu sẽ giảm. Ngân hàng thiếu khách vay sẽ phải cân đối lại nguồn vốn và lãi suất.
Ở thời điểm này, lãi suất cao đang “đánh vào tổng cầu” như quan điểm của Ngân hàng Nhà nước; cầu giảm – tín dụng thu hẹp và đúng như chủ trương đề ra.
Trở lại với hội thảo nói trên, một diễn giả khác là ông Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) cũng đưa ra quan điểm cần quyết liệt ở vấn đề lãi suất chống lạm phát. Lúc này có thể “đau” nhưng sẽ tốt cho dài hạn.
Theo chuyên gia này, trần lãi suất hiện nay là đóng đinh lại! Liệu khi lạm phát lên như vậy thì lãi suất có lên tiếp không? Nhưng nếu lạm phát xuống thì chưa chắc đã xuống ngay.
“Nếu nới lỏng ngay thì cung tiền lên, lạm phát nó lại trở lại ngay, chính các doanh nghiệp sẽ phải trả giá ngay. Tôi cho rằng trong vấn đề lãi suất là phải quyết liệt. Nếu lạm phát giảm thì cũng phải chờ một độ trễ chứ không nên giảm lãi suất ngay.
Lạm phát bất thường thì phải dùng biện pháp không bình thường. Phải mạnh tay níu nó xuống. Doanh nghiệp chịu lãi suất cao thì xiêu vẹo, nhưng chưa phá sản ngay. Nếu mạnh tay thì lạm phát trong ngắn hạn sẽ chuyển biến rất nhanh, và khi đó sẽ từng bước để có cơ chế lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Thiên phân tích.
Dẫn chứng mà Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra là những năm gần đây cứ đầu năm chống lạm phát, cuối năm “thành công” khi lạm phát hạ, lại nới lỏng ngay rồi đầu năm tới nó lại đến gõ cửa. Phía sau đó là sự tổn thương niềm tin của doanh nghiệp, người dân; hay cụ thể hơn là lạm phát quãng 2008 đến nay dồn tới khoảng 50%, tức giá trị đồng tiền bị mất đi phân nửa…
Không trần lãi suất, cần vốn, ngân hàng nâng lãi suất để huy động. Lãi suất cho vay theo đó sẽ tăng lên để đảm bảo có lãi. Lãi suất tăng đến một điểm nào đó quá sức người vay, nhu cầu sẽ giảm. Ngân hàng thiếu khách vay sẽ phải cân đối lại nguồn vốn và lãi suất.
Ở thời điểm này, lãi suất cao đang “đánh vào tổng cầu” như quan điểm của Ngân hàng Nhà nước; cầu giảm – tín dụng thu hẹp và đúng như chủ trương đề ra.
Trở lại với hội thảo nói trên, một diễn giả khác là ông Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) cũng đưa ra quan điểm cần quyết liệt ở vấn đề lãi suất chống lạm phát. Lúc này có thể “đau” nhưng sẽ tốt cho dài hạn.
Theo chuyên gia này, trần lãi suất hiện nay là đóng đinh lại! Liệu khi lạm phát lên như vậy thì lãi suất có lên tiếp không? Nhưng nếu lạm phát xuống thì chưa chắc đã xuống ngay.
“Nếu nới lỏng ngay thì cung tiền lên, lạm phát nó lại trở lại ngay, chính các doanh nghiệp sẽ phải trả giá ngay. Tôi cho rằng trong vấn đề lãi suất là phải quyết liệt. Nếu lạm phát giảm thì cũng phải chờ một độ trễ chứ không nên giảm lãi suất ngay.
Lạm phát bất thường thì phải dùng biện pháp không bình thường. Phải mạnh tay níu nó xuống. Doanh nghiệp chịu lãi suất cao thì xiêu vẹo, nhưng chưa phá sản ngay. Nếu mạnh tay thì lạm phát trong ngắn hạn sẽ chuyển biến rất nhanh, và khi đó sẽ từng bước để có cơ chế lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Thiên phân tích.
Dẫn chứng mà Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra là những năm gần đây cứ đầu năm chống lạm phát, cuối năm “thành công” khi lạm phát hạ, lại nới lỏng ngay rồi đầu năm tới nó lại đến gõ cửa. Phía sau đó là sự tổn thương niềm tin của doanh nghiệp, người dân; hay cụ thể hơn là lạm phát quãng 2008 đến nay dồn tới khoảng 50%, tức giá trị đồng tiền bị mất đi phân nửa…
Theo Minh Đức
VnEconomy
VnEconomy
Bình luận (0)