Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Cô gái “đánh thức” nét đẹp quê hương

Tạp Chí Giáo Dục

Vi lòng t hào, tình yêu sâu sc dành cho quê hương, mi ngày ch Đinh Phương Thy (phưng Kim Long, TP.Huế) mit mài lan ta nét đp m thc x Huế. Không ch tài hoa trong chế biến và trình bày, cô gái tr còn lng ghép nhng tình hung, nhng câu chuyn văn hóa vào trong mi ba ăn giúp du khách gn xa hiu và yêu hơn vùng đt c đô giàu truyn thng.

Du khách thập phương nghỉ ngơi tại homestay và thưởng thức ẩm thực của Phương Thy

“Đánh thc” hương v u thơ

Đinh Thị Phương Thy sinh năm 1991, trong gia đình truyền thống xứ Huế. Từ nhỏ, Thy đã có tình yêu đặc biệt dành cho công việc bếp núc. Đó cũng là lý do, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành du lịch, Thy dành toàn bộ tâm huyết để khởi nghiệp với mô hình cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, nghỉ dưỡng ngay trong không gian ngôi nhà vườn ấm cúng của gia đình tại phường Kim Long, TP.Huế.

Những món ăn mang đến với người thưởng thức của Thy không xa hoa, sang trọng. Đó đơn giản chỉ là những món được chế biến từ các nguyên liệu quen thuộc ở thôn quê, trong vườn nhà. Qua bàn tay khéo léo của cô gái Huế, món ăn mang hồn vía dân giã nhưng không kém phần sang trọng, thơm, ngon và hấp dẫn. Thy bảo, ẩm thực Huế dù chay hay mặn, sang trọng hay bình dân thì nhất định phải hợp nhất được hai yếu tố âm – dương và ngũ hành, bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tất cả được thể hiện qua hương vị và màu sắc món ăn. “Món chè kê, vì kê mang tính dương rất cao nên để trung hòa, ngoài đường, người nấu cần cho thêm đậu xanh. Với món xôi gấc, trong nếp có tính âm nhiều hơn nên để tạo hương vị thơm ngon, người đầu bếp sẽ cho thêm gấc. Hay như món gà hầm rau củ, thịt gà có tính dương cao khi kết hợp với các loại củ như khoai lang, khoai môn, cà rốt, hành có tính âm sẽ tạo nên một món ăn bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe…”, Thy ví dụ.

Người ảnh hưởng đến đam mê ẩm thực của Thy là mẹ – bà Nguyễn Ngọc Giao năm nay vừa bước qua tuổi 70. “Mẹ tôi trước đây từng được học hành bài bản về nữ công gia chánh, có thời gian dài làm đầu bếp gạo cội cho nhiều quán ăn, nhà hàng nổi tiếng. Tôi may mắn được mẹ chỉ dạy và truyền tình yêu bếp núc cho mình. Tôi luôn ghi nhớ lời dạy của mẹ trong việc chế biến, nấu nướng. Đó là khi mình dành trọn tình yêu cho món ăn nào đó thì vị ngon sẽ được trọn vẹn hơn, bởi người thưởng thức ngoài hương vị món ăn còn cảm nhận được tình yêu và sự chu toàn của người chế biến”, Thy chia sẻ.

Đinh Phương Thy chăm chút mâm cơm đãi khách

Thy thường giới thiệu đến thực khách mâm cơm bao cấp do chính bàn tay mình chế biến. Thy lý giải: “Mẹ tôi kể, thời bao cấp, gia đình nào cũng ăn cơm độn khoai, sắn. Thức ăn cũng thường chỉ là những món bình dị như cá khô, đậu phộng rang muối, tép rang, canh rau. Lâu, thật lâu lắm, trong bữa cơm mới có thịt. Những gia đình nào đông người thì người lớn thường lựa chỗ độn còn nhường phần cơm cho con cái. Nhiều khi, con cái ăn xong cơm đi chơi một lúc lâu quay về vẫn thấy ba mẹ trệu trạo nhai khoai, sắn. Những bữa cơm tuổi thơ nhọc nhằn, hương vị thời khó nghèo nhưng nhiều người thương nhớ lắm. Vậy nên trong thực đơn mâm cơm gia đình, tôi muốn gửi đến những món ăn mang hương vị quen thuộc, xa xưa”.

Đến lan ta câu chuyn v m thc

Thy không mở hàng quán như bao người kinh doanh khác. Thy chọn chính không gian ngôi nhà vườn của mình để khởi nghiệp ẩm thực. Thy cho biết, đó là một sự lựa chọn khó khăn nhưng hợp lý nếu muốn lan tỏa tình yêu ẩm thực quê xứ đến được với nhiều người, muôn nơi. Thy chọn mở dịch vụ homestay và phục vụ ăn uống. Du khách đến đây vừa có không gian yên tĩnh và êm đềm để nghỉ dưỡng, vừa thưởng thức món ăn dân giã. Vui nhất là khách trước giới thiệu cho khách đến sau… Kết nối câu chuyện về ẩm thực xứ Huế đi xa hơn.

Ngh nhân m thc Huế Hoàng Th Như Huy cho biết: “Hương v m thc Huế t lâu không còn là mt dng vt cht, là tài sn đ s hu riêng. V đp y là văn hóa, là nhng giá tr, câu chuyn có th nâng lên ngang tm mt tín ngưng khiến nhng ai yêu Huế đu ngưng vng, mun lan ta, trao truyn. Lp tr bây gi rt năng đng, mi ngưi s có nhng cách khác nhau đ lan ta, qung bá m thc. Dù bng cách nào đi na thì mi n lc lan ta đu có ý nghĩa trong hành trình xây dng, gii thiu tim năng du lch ca vùng đt c đô”.

Trong tiếng nhạc dịu êm, hương thơm từ những nụ trầm đang lan tỏa, Phương Thy với tay xuống hồ tiểu cảnh ngắt bớt những chiếc lá gần tàn, cô đặt lên mỗi bàn một bình hoa tươi trang nhã. Mùa nào thức nấy, đó là cách mà Phương Thy chọn hoa tươi, cây cỏ để trưng bày cho không gian ngôi quán nhỏ của mình.

Chị chia sẻ: “Để hấp dẫn thực khách, ngoài việc nấu nướng tròn hương chuẩn vị, vấn đề tôi chú trọng còn là “nâng tầm” món ăn thông qua cách bài trí, xây dựng bối cảnh thưởng thức. Trước khi vào bữa, tôi luôn cố gắng kể cho khách nghe những câu chuyện về con người, văn hóa vùng miền. Tôi muốn mỗi du khách khi đến Huế rồi rời đi sẽ luôn mang theo bên mình những nỗi nhớ, tình yêu về một vùng đất dịu dàng, yên tĩnh”.

Tinh hoa của ẩm thực Huế không chỉ được thể hiện qua những món ăn cung đình mà sự trang nhã, tinh tế, vừa vặn thấm đẫm trong mỗi gánh bún, bánh dân gian. Tại cuộc thi “Em là hướng dẫn viên du lịch” năm 2024 do UBND TP.Huế phối hợp với Nhà Thiếu nhi Huế tổ chức, Thy đã tự tay hướng dẫn các em học sinh đứng bếp để chế biến ra nhiều món ăn mang đậm hương vị xứ Huế; Ngoài ra, những món ăn của cô chế biến mang đến các hội thi ẩm thực đều được đánh giá và đoạt giải cao.

Hin Lương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)