Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Cô gái lan tỏa văn hóa đến giới trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Trong 5 năm hot đng, d án “Ngày xưa ASIA” ca bn Tôn N Ngc Trinh (cu hc sinh Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa, TP.HCM) đã truyn ti nhiu nét đp văn hóa ca Vit Nam đến bn tr. Thông qua nhng hot đng như: Trin lãm, workshop… “Ngày xưa ASIA” còn chng minh rng, không phi bn tr nào cũng th ơ, chy theo công ngh mà lãng quên văn hóa truyn thng.


Bn Tôn N Ngc Trinh gii thiu trang phc th cm ti Bo tàng Áo dài

T CLB hc đưng đến d án cng đng

Thời còn học ở Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Ngọc Trinh là một nữ sinh năng nổ với những hoạt động do trường, lớp tổ chức. Tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng trang lứa, Ngọc Trinh nhận thấy rằng thời công nghệ đã khiến một số bạn chạy theo xu thế, thích những thứ hiện đại. Là người thường xuyên được nghe ông bà, cha mẹ kể về thời xưa, Ngọc Trinh rất muốn được làm gì đó để giữ được giá trị của những điều xưa cũ. May mắn, lúc đó nhà trường có “CLB Ngày xưa” vậy là Ngọc Trinh tham gia vào CLB này và kết hợp với CLB Văn hóa Việt Nam của trường để lan tỏa văn hóa đến học sinh. Với những bài truyền thông rầm rộ được đăng lên Fanpage của trường, CLB, mỗi hoạt động được tổ chức thu hút nhiều học sinh tìm hiểu, tham gia. Điều đó làm Ngọc Trinh cảm thấy rất vui mừng. “Thật ra không phải các bạn không quan tâm đến những hoạt động văn hóa mà do không có cơ hội tìm hiểu. Khi có sân chơi này, các bạn rất hào hứng”, Ngọc Trinh cho biết.


Các bn tr tìm hiu v s kin mang tên “Min th cm – sc sng bn b ca v đp núi rng” ca nhóm d án “Ngày xưa ASIA”

Thời gian thấm thoát trôi qua, Ngọc Trinh tốt nghiệp THPT để bước vào môi trường mới nhưng tình yêu văn hóa và tâm huyết của nữ sinh này rất lớn. Để có thể tiếp tục tham gia và phát triển CLB mà mình đã bỏ nhiều công sức xây dựng, Ngọc Trinh quyết định phát triển thành dự án cộng đồng mang tên “Ngày xưa ASIA” vào tháng 9-2017. “Em chọn tên “Ngày xưa ASIA” với mong muốn không chỉ giao lưu văn hóa Việt Nam mà còn đối với các nước trên thế giới để lưu giữ nhiều nền văn hóa khác nhau”, Ngọc Trinh khẳng định.

Dự án “Ngày xưa ASIA” còn có sự đồng hành của 50 thành viên là học sinh, sinh viên ở mọi miền đất nước. Những thành viên ở xa hoạt động bằng hình thức online, thành viên ở gần hoạt động trực tiếp.

Lan ta đến gii tr

Trong 5 năm hoạt động, dự án đã tổ chức rất nhiều sự kiện, chương trình có sức lan tỏa lớn, trong đó có những sự kiện nổi bật để lại dấu ấn khó quên. Điển hình như năm 2018, “Ngày xưa ASIA” tổ chức sự kiện “Long lanh” với các trò chơi dân gian cùng các hoạt động chào Tết, trở về tuổi thơ. Thế hệ 7x, 8x trở về trước có lẽ vẫn không quên những buổi chiều hè ngồi xổm chơi banh đũa với đám nhóc hàng xóm trước sân, hay những giờ ra chơi thời tiểu học cùng nhau bịt mắt bắt dê, nhảy dây ba góc đến ướt đẫm mồ hôi lưng áo. Vậy mà lũ trẻ không biết mệt, vẫn túm tụm với nhau chơi không biết chán. “Trò chơi dân gian Việt Nam rất có sức thu hút với bạn trẻ nước ngoài. Họ thật sự ngạc nhiên và thán phục khi thấy chỉ với bó đũa và trái banh tennis có thể tạo ra  trò banh đũa thú vị, trò chơi đòi hỏi kỹ năng khéo léo và quan sát nhanh nhạy của người tham gia”, Ngọc Trinh bày tỏ.

Năm 2019 dự án tổ chức sự kiện “Hồi” với các hoạt động về tranh gạo, sắc màu mặt nạ tuồng, hội làng, thơ ca kéo dài trong 1 tháng tại Trường THPT Bình Phú (Q.6) thu hút hơn 200 học sinh tham gia.

Năm 2020, dự án tổ chức sự kiện “Ngày xưa Podcast mùa 1 và 2” với hình thức thực hiện những video chia sẻ về một số lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa truyền tải những thông điệp tích cực từ những tâm hồn đang thầm lặng đóng góp cho đất nước.

Năm 2021 tổ chức triển lãm Ti-ết: “Nơi lưu giữ những nét đẹp bị lãng quên” với hơn 60 tác phẩm thuộc thể loại tranh sơn mài, sơn dầu, điêu khắc, Đông Hồ… nhằm cung cấp cho các bạn trẻ những kiến thức về nguồn gốc, điển tích điển cố và phong tục của những ngày Tết xưa (bao gồm những ngày Tết đang dần bị lãng quên như: Tết khai hạ, Tết thanh minh, Tết Nguyên tiêu… nói riêng cũng như văn hóa Việt Nam nói chung, từ đó khơi dậy niềm yêu thích, sự quan tâm với bảo tồn, gìn giữ, phát triển văn hóa truyền thống Việt Nam.

Mới đây, dự án “Ngày xưa ASIA” đã tổ chức chuỗi sự kiện mang tên “Miền thổ cẩm – sức sống bền bỉ của vẻ đẹp núi rừng” tại Bảo tàng Áo dài. Sự kiện gồm 4 hoạt động diễn ra xuyên suốt trong 2 ngày gồm: Lookbook “Đan sắc”; Triển lãm “Thoi đưa”; Talkshow “Chuyện đời thổ cẩm của người H’Mông”; Workshop “Dây muôn sắc”. Tại đây, người lớn lẫn giới trẻ đã được hướng dẫn tự tay làm những món phụ kiện móc khóa, vòng tay handmade lấy cảm hứng từ thổ cẩm. Bên cạnh đó, khách tham dự còn được lắng nghe những câu chuyện gắn liền với đời sống, văn hóa của người dân miền núi.

Ngc Trinh gi gm thông đip đến bn tr: “Mi ngưi đu có th tr thành đi s văn hóa ca Vit Nam. Vì vy hãy gim thi gian dành cho công ngh đ khám phá nhng nét đc sc ca văn hóa dân tc bng nhiu cách khác nhau”.

Mỗi chương trình tổ chức, các thành viên trong dự án “Ngày xưa ASIA” không chỉ giới thiệu sản phẩm được trưng bày mà còn tổ chức workshop với sự tham gia của những nghệ sĩ, nhà nghiên cứu để nói về chủ đề mình đang thực hiện. “Chúng em chỉ là những người làm cầu nối đến các bạn trẻ. Vì vậy, khi tổ chức một sự kiện nào đó chúng em phải tìm hiểu rất nhiều về nó, tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà nghiên cứu. Chúng em cũng không hy vọng các bạn phải đi sâu tìm hiểu mà chỉ mong các bạn biết nét đẹp văn hóa mà đất nước mình có để khi đi đâu cũng có thể chia sẻ lại với mọi người, nhất là người nước ngoài”, Ngọc Trinh bày tỏ.

Theo Ngọc Trinh, nhóm đang chạy dự án “Podcast ngày xưa” dưới dạng thực hiện những video ngắn về nghệ thuật như: Hát bội, cải lương, phim ảnh, làm gốm… để phát lại trên các nền tảng Zalo, Facebook… cho mọi người xem. “Trong video nói về chủ đề hát bội, chúng em có phỏng vấn NSƯT Ngọc Khanh nói về hát bội và những câu chuyện liên quan”, Ngọc Trinh cho biết.

Song song với “Podcast ngày xưa”, các thành viên cũng ấp ủ “Podcast ngày đời” chia sẻ về những việc đời thường gắn với tuổi thơ ông bà, cha mẹ.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)