Du lịch - Thể thaoThể thao trong nước

Cô gái quê chèo thuyền ra biển lớn

Tạp Chí Giáo Dục

Đến vi môn bơi thuyn Rowing mt cách tình c, cô gái quê Qung Bình – Phm Th Hu đã vưt qua nhiu th thách, nhiu ln đng trên bc vinh quang ca các gii đu trên đu trưng quc tế. Vi Hu, Rowing không ch cho cô nim t hào, vinh quang mà còn có c tình yêu ln ca cuc đi.


 đ tui 34, Phm Th Hu vn mit mài vi đưng đua Rowing bng tình yêu và nim đam mê cháy bng

VĐV đua thuyn nhưng không biết bơi

Nhắc đến Phạm Thị Huệ, nhiều người nhớ ngay đến hình ảnh cô gái mạnh mẽ, nhiều lần được vinh danh trên bục vinh quang của các đấu trường trong nước và quốc tế, nhưng ít ai biết cô gái vàng môn bơi thuyền Rowing này lại từng… không biết bơi. Huệ sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo ở vùng quê Hưng Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Ngày nhỏ ở quê, ngoài giờ học ở trường, Huệ thường phải phụ ba mẹ làm ruộng, đi xúc cát thuê cho các công trình xây dựng… Lao động vất vả mang lại cho cô học trò thôn quê một sức khỏe khá dẻo dai. Những năm học THCS, Huệ thường xuyên có mặt trong các đội dự thi Hội khỏe phù đổng các cấp ở tỉnh với môn điền kinh. “Thể thao với em lúc đó là niềm vui, sự yêu thích. Những lần đạt giải sau những ngày miệt mài tập luyện nhen lên trong em niềm khao khát theo đuổi sự nghiệp thể thao”, Huệ nói.

Năm 2008, tốt nghiệp THPT, Huệ đầu quân vào đội tuyển bơi thuyền Rowing, ra Hà Nội rồi sau đó là Hải Phòng để tập luyện. Huệ chia sẻ: “Được tuyển vào đội bơi thuyền Rowing nhưng thực lòng em không biết bơi. Cứ bước lên thuyền là em run lập cập. Mỗi lần chuẩn bị lên thuyền tập luyện là em buộc tóc thật chặt. Thế nhưng khi mình hoạt động mạnh thì dây buộc lỏng ra, để buộc lại là phải nín thở, co cứng hết cả người vì sợ rơi xuống nước. Có lần, vào ngày chủ nhật khi đồng đội được nghỉ, em một mình đem thuyền ra tập bơi ở Hồ Tây. Không may vít vặn mái chèo bị tuột, thuyền lật úp, em sợ quá chới với cầu cứu các bác đánh cá trên hồ. Lúc đó em hoảng sợ lắm. Các bác bảo, cứ mạnh dạn đứng xuống đi. Em ôm thuyền chới với một lúc mới dám đứng chân xuống. Không ngờ mực nước hồ chỉ sâu tới ngang thắt lưng. Kỷ niệm ấy em cứ nhớ mãi trong suốt sự nghiệp của mình”.

Từ quê ra phố với nhiều lạ lẫm. Thể thao luôn là một đấu trường khắc nghiệt. Môn bơi thuyền Rowing lại càng nhiều khó khăn hơn khi các vận động viên phải luyện tập giữa nắng, gió, sóng nước. Chuyện làm đẹp với vận động viên nữ dường như là điều hiếm hoi. Gần như làn da ai nấy đều sạm đi vì nắng gió. Những cản trở đó đều không làm cô gái quê như Huệ nao lòng. “Mình đã dành tình yêu cho thể thao thì phải chấp nhận sự khắc nghiệt của nó. Phần khác, nếu không chọn thể thao, con đường vào đại học của Huệ bị bó hẹp bởi đời sống kinh tế gia đình khá khó khăn”, Huệ bộc bạch.

Nửa năm sau ngày khăn gói ra thủ đô theo Rowing, mẹ Huệ nhận được cuộc gọi từ con gái với tiếng reo vui: “Mẹ ơi, con làm được rồi”. Lần đó, Huệ đạt huy chương bạc trong giải thi vô địch các CLB Rowing tổ chức quy mô toàn quốc. Chiếc huy chương đánh dấu bước đi đầu tiên trên hành trình chinh phục Rowing của Huệ. Cũng từ đó, nỗi sợ nước của Huệ vơi dần.

Chinh phc đu trưng quc tế

Vài năm trở lại đây, nhắc đến môn bơi thuyền Rowing, người hâm mộ thể thao nhớ ngay tới Huệ. Ngay sau chiếc huy chương đánh dấu bước khởi đầu sự nghiệp ở quy mô CLB, Huệ liên tiếp đạt nhiều huy chương ở các giải đấu lớn như huy chương bạc châu Á và nhiều huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng ở các kỳ SEA Game… Huệ kể, mỗi lần chinh phục được đỉnh vinh quang là một lần cảm nhận sự hạnh phúc. Cảm xúc dường như luôn mới mỗi lần tên mình được xướng và lá cờ tổ quốc được kéo lên vị trí cao nhất. Nhưng có lẽ ấn tượng khó quên nhất là kỳ SEA Game 2015. “Lần đó, người đồng đội thi cùng tôi là Lê Thị An bị ốm suốt 18 ngày trước kỳ thi đấu. Cô ấy vừa khỏi bệnh được 10 ngày thì bước vào cuộc thi bơi chèo đôi. Do không có đỉnh cao phong độ nên tôi cùng An bơi chậm, đến khoảng 100 mét cuối cùng cả hai cứ nỗ lực đẩy thuyền bơi như đó là lần cuối cùng được thi đấu. Về đến đích cả hai đứa cùng ngồi buồn, cứ nghĩ là mình thua cuộc rồi. Ai dè một lát sau, loa của ban tổ chức xướng tên mình đạt giải nhất với chiến thắng 0,007 giây so với đội về nhì. Cả hai ôm chầm lấy nhau nhảy sung sướng, mừng đến rơi nước mắt”.


VĐV Rowing Ph
m Th Hu trên bc vinh quang

“Ưc mơ ln nht ca tôi là sau này khi giã t mái chèo Rowing, có th tiếp tc s nghip hun luyn môn th thao này. Bi dù đu trưng Rowing khc nghit nhưng môn th thao này đã mang li cho tôi nhiu điu đáng giá. T cm giác hnh phúc trên bc vinh quang cho đến tình yêu ca ngưi bn đi tri k. Ngy, vi tôi đã là hnh phúc trn vn”, Hu bc bch.

Những cảm xúc ấy cứ theo Huệ suốt những tháng năm thi đấu. Nhiều đồng đội giã từ đường đua vì lớn tuổi thì Huệ vẫn miệt mài luyện tập và theo đuổi Rowing. Tới tận lúc có 2 con, Huệ vẫn quyết tâm chinh phục niềm đam mê của mình. Mỗi lần dự thi đạt huy chương, việc đầu tiên là Huệ gọi về để ba bố con cùng chia vui. “Thể thao với tôi như là điều không thể thiếu. Những lần nghỉ sinh con, tôi nhớ đường đua, nhớ mái chèo, nhớ cái không khí sông nước đến cồn cào. Vì thế sau mỗi lần sinh con lớn, tôi liền trở lại luyện tập. Cũng may mắn, chồng tôi cũng là một vận động viên bơi thuyền Rowing nên anh hiểu và thương vợ, việc luyện tập của tôi được anh tạo điều kiện hết sức”.

Nhắc đến Huệ, người hâm mộ thể thao vẫn nuối tiếc bởi 2 lần giành vé đến Olympic của Huệ cuối cùng bị dang dở. Ở tuổi 34, Huệ vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp Rowing và tiếp tục theo đuổi việc học khi ghi danh mình vào giảng đường Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Những ngày này, Huệ vẫn miệt mài tập luyện để hướng đến thành tích tốt nhất trong kỳ SEA Game 31 sắp tới.

Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)