Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cô gái Tà Ôi gùi chuối rừng về phố

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 4 năm trong vai trò Giám đc HTX Nông sn an toàn A Lưi, ch H Th Nga (30 tui), đã ngưc xuôi khp nơi, tìm kiếm đu mi liên kết đ tiêu th nông sn chui, rau… cho đng bào Tà Ôi, Pa Kô các xã vùng cao A Lưi (tnh Tha Thiên – Huế). T ch, “li ra” cho nông sn chui vùng cao đã đưc m


Ch H Th Nga – ngưi kết ni tìm đu ra cho chui già lùn ca bà con  A Lưi

T gánh rau đến giám đc HTX

Bà con ở xã Hồng Thượng và các xã lân cận thuộc huyện A Lưới thường gọi chị Hồ Thị Nga bằng tình cảm thân thương bà Giám đốc bán chuối. Thấy chúng tôi hỏi đường về nhà chị Nga, một người dân bên đường nói vui: “Giám đốc giờ này đang giúp bà con thu gom chuối trong rẫy. Xế chiều mới về”. Vài tiếng đồng hồ chờ đợi, bên câu chuyện của bà con về chị Nga thật thú vị và đáng khâm phục.

Cuộc sống khó khăn. Tốt nghiệp lớp 12, chị Nga lấy chồng rồi mưu sinh bằng nghề đồng nát. Khó và khổ bó buộc đủ điều. Năm 2017, Hội LHPN huyện A Lưới ra mắt tổ liên kết và tiêu thụ nông sản an toàn, chị Nga đăng ký làm thành viên. “Từ đó, mỗi ngày tôi gánh rau ra chợ. Rau của bà con được liên kết hướng dẫn trồng sạch, an toàn. Mình đi bán rau vừa có thu nhập, vừa thấy tự tin hơn khi nấu cho chồng con bữa ăn hàng ngày. Nghĩ thế, tôi giới thiệu và thuyết phục thêm nhiều chị em thực hiện trồng và sử dụng nông sản sạch”.

Cui cùng câu chuyn, ch vn mong nhng điu tht tt đp cho ngưi dân quê x ca mình: “Tôi mong mun sn phm ca bà con đưc nhiu nơi biết đến, có nhiu hơn các phương tin đ chế biến sn phm đa dng hơn, không ch chui mà c các loi hàng hóa nông sn khác. Đi sng ca ngưi dân  A Lưi hn s đi thay”.

Với gánh rau ở chợ, mỗi ngày chị vừa kết nối bán hàng, vừa thu mua lại cho chị em phụ nữ ở các bản làng. Dần dà chị nhận ra, cần có giải pháp tốt hơn để giúp bà con nâng cao thu nhập từ chính những sản vật mình làm ra, đồng thời khuyến nghị họ đảm bảo chất lượng sạch vì sức khỏe người tiêu dùng. Chị tìm hiểu nguyện vọng của bà con sau mỗi cuộc trò chuyện. Vận động các gia đình có đất đai và sức lao động tìm hiểu thêm về kỹ thuật trồng trọt, tham gia vào tổ sản xuất an toàn để có mức thu nhập cao hơn.

Năm 2018, HTX sản xuất và kinh doanh nông sản an toàn được thành lập trên cơ sở tổ liên kết và tiêu thụ nông sản an toàn. Chị Nga được bà con tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTX. “Thời điểm đó HTX chỉ có 5 thành viên. Dần dần bà con thấy hiệu quả, nay tăng lên 48 thành viên cùng tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản an toàn với tổng diện tích gần 20ha, trong đó bao gồm chuối lùn và rau màu các loại”, chị Nga cho biết.

Gùi chui v thành ph

Trở thành giám đốc, chị Nga bảo: “Trách nhiệm của mình từ niềm tin của bà con là rất lớn. Vì thế, mình đã không ngừng tìm tòi, đọc tài liệu, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm nhằm hỗ trợ bà con áp dụng vào canh tác hiệu quả hơn”. Nhiều ngày, chị một mình vượt rừng, về các chợ, siêu thị ở trung tâm thành phố Huế, mang theo sản phẩm chuối lùn già để giới thiệu. “Có những chuyến đi mệt nhoài, nhận về nhiều cái lắc đầu nhưng mình vẫn bền bỉ với tâm niệm chỉ cần một tiểu thương mua chỉ để ăn thử thôi là mình cũng đã có hy vọng hương vị sản phẩm của bà con lọt vào danh sách lựa chọn của người tiêu dùng thành phố. Cứ thế, mình lần dò bắt được một vài mối nhập chuối rồi nhờ chuối ngon nên ngày càng có nhiều mối hàng hơn”, chị Nga trải lòng.


Nhng mt hàng nông sn vùng cao  A Lưi đưc ch Nga đưa lên k gii thiu đến ngưi tiêu dùng khp nơi

Thông qua sự hỗ trợ của Hội LHPN huyện, chị Nga kết nối được nhiều siêu thị và cửa hàng nông sản sạch để đưa sản phẩm của bà con vào chào bán. Có đầu ra ổn định, bà con ở các xã Quảng Nhâm, Hồng Kim, Hồng Bắc, Hồng Thái… nơi có các thành viên tham gia HTX của chị Nga phấn khởi mở rộng diện tích trồng giống chuối lùn già – một giống chuối đặc trưng của miền núi rừng A Lưới. Anh Hồ Văn Luận (45 tuổi) ở xã Quảng Nhâm vui vẻ cho biết: “Trước nay gia đình tôi trồng chuối chỉ để ăn. Thi thoảng bán được vài buồng nhưng giá cả không đáng là bao vì bà con ở đây nhà ai cũng có vài bụi chuối. Từ ngày gia nhập HTX, tôi mở rộng trồng 8 sào, thu nhập từ đó ổn định hơn, không còn lo cái đói mùa giáp hạt. Đặc biệt, ngay cả những lúc đầu ra khó khăn, chị Nga cũng đứng ra tìm cách bao tiêu sản phẩm cho bà con. Quý tấm lòng của chị, bà con chúng tôi luôn nỗ lực để chất lượng sản phẩm được tốt hơn”.

Để đảm bảo nguồn cung ổn định nhằm giữ thị trường cho bà con, chị Nga vận động thành lập 3 tổ vệ tinh: Tổ rau sạch; Tổ bí đỏ, bí đao và Tổ chuối già lùn… Các sản phẩm này đều được chị bao tiêu và bình ổn giá. Ước tính mỗi năm, các đầu mối tiêu thụ sản phẩm của bà con như trường mầm non, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trên toàn thành phố mang lại doanh thu khoảng hơn 1 tỷ đồng cho bà con.

Nhưng khởi nghiệp là câu chuyện không bao giờ dễ dàng. Nhiều thời điểm, nông sản không tìm được đầu ra, chị Nga tự mình đứng ra vay vốn ngân hàng để bao tiêu sản phẩm cho bà con. “Mình dừng mua thì bà con quay trở lại đối diện với cái nghèo. Thay vì thế mình nghĩ phải lựa chọn lối đi khác”, chị Nga chia sẻ. Với mặt hàng chuối lùn già – sản phẩm chủ yếu bán đi khắp nơi với số lượng lớn, lúc ế khách, chị Nga chuyển qua sấy, ngâm rượu… để làm phong phú hơn sản phẩm của mình và tìm kiếm cơ hội bán đi nhiều hơn.

Chị Nga kể về câu chuyện gia nhập HTX nông sản an toàn như một sự cố kết cộng đồng của bao người dân Tà Ôi, Pa Kô giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Chỉ có sự đoàn kết và vì lợi ích cộng đồng mới mang lại cuộc sống tốt hơn. Chất giọng ấm và vang đầy hấp lực và tình cảm như vỡ vạc ra cho chúng tôi nhiều giữa bộn bề khó khăn của chốn rừng thiêng, nước độc. Vượt qua nhiều khó khăn, cô gái Tà Ôi Hồ Thị Nga đã mở lối đi cho nông sản của bao nhiêu người dân còn khó khăn.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)