Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Cô giáo có tài kể chuyện về Bác Hồ

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Cô giáo trẻ Phạm Thị Thanh NhungNhiều niềm vui đã đến với cô giáo trẻ Phạm Thị Thanh Nhung (Trường THSC Nguyễn An Khương, Hóc Môn) mà gần đây nhất là thành tích giải ba hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” toàn quốc với câu chuyện “Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng” (tác giả Sơn Tùng). Trước đó, cũng với câu chuyện này, cô Thanh Nhung đã đoạt giải nhất cấp huyện và giải nhì cấp thành phố tại hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Huyện ủy Hóc Môn và Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM tổ chức.

Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng” là câu chuyện cảm động và gần gũi, chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về phương pháp quản lý giáo dục đặc biệt đề cao cái tâm người làm nghề giáo. Là người làm công tác giáo dục, cô Thanh Nhung chọn dự thi tác phẩm này trước hết như một sự nhắc nhở chính bản thân làm tròn trách nhiệm của người giáo viên mỗi ngày đứng lớp.

“Vừa chuẩn bị thi vừa lo… cưới”

Quá trình chuẩn bị và thi vòng sơ khảo kéo dài từ tháng 9 năm trước. Phần thưởng xứng đáng – giải ba cuộc thi không chỉ được ghi nhận bởi yếu tố may mắn mà phía sau đó còn là cả một sự nỗ lực hết mình của cô giáo trẻ. Để chuẩn bị cho kỳ thi, lịch làm việc và mọi sinh

Rất có duyên với những kỳ thi, đến nay “bộ sưu tập” giải thưởng của cô giáo Phạm Thị Thanh Nhung ngày càng nhiều lên bởi các giải thưởng: Giải nhất cuộc thi Tìm hiểu “Luật thanh niên” do Huyện đoàn Hóc Môn tổ chức (2005), giải nhì cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (2006) do Liên đoàn Lao động huyện tổ chức, giải ba hùng biện “Chung một bóng cờ” (2006) do Huyện đoàn tổ chức, giải ba cuộc thi Tìm hiểu “Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố anh hùng” (2005) do Huyện ủy tổ chức…

hoạt hằng ngày của cô giáo Nhung kéo theo nhiều sự thay đổi. Ngoài việc đứng lớp giảng dạy, cô dành thời gian tra cứu tìm hiểu tài liệu, đọc và nghiền ngẫm những bài viết về Bác, theo dõi chương trình truyền hình “Hành trình theo chân Bác” để tập hợp thông tin. Ở vòng thi chung kết toàn quốc, phần thi của cô Nhung không chỉ thành công ở lối kể chuyện truyền cảm mà còn được Ban giám khảo đánh giá cao ở khả năng liên hệ thực tiễn.

Với thời gian 20 phút từ nhà đến trường mỗi ngày, cô Thanh Nhung dành cho việc tập nhẩm kể chuyện. Nhất là những hôm công việc soạn giáo án, đứng lớp quá nhiều, cô Nhung phải tranh thủ thời gian nghỉ trưa để nghiên cứu kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh hỗ trợ cho bài dự thi. Thời điểm gấp rút chuẩn bị cho hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vòng sơ khảo cũng là thời gian cô chuẩn bị làm đám cưới. Dù ngày cưới đã gần kề cô Nhung vẫn dành nhiều thời gian tập dượt cho ngày thi. Với cô, kỷ niệm đáng nhớ nhất là vừa thi vòng sơ khảo, hôm sau cô lên xe hoa về nhà chồng. Cô Nhung tâm sự, trước ngày cưới, không có thời gian chăm chút kỹ càng da dẻ, sắc mặt như những cô dâu khác. Lần đầu tiên tham gia kỳ thi, lại đại diện cho một thành phố lớn, áp lực không phải nhỏ vì cô Nhung biết phía sau là sự kỳ vọng của bao nhiêu người. Từ những điều nghe, xem, đọc, thấy và cả những dịp trực tiếp đi thăm viếng lăng cùng những nơi in dấu hình ảnh Bác, cô giáo Thanh Nhung ngày càng được mở rộng thêm nhiều hiểu biết về Bác Hồ, càng tăng thêm tình cảm yêu kính thiết tha dành cho Người. Chính điều này đã tạo nguồn cảm xúc để cô Nhung thể hiện cảm động câu chuyện. Tình cảm ấy có lúc dâng trào khiến  cô giáo Nhung như quên đi cảm giác mình đang dự thi trước hằng bao người  mà nghẹn ngào xúc động “Thời niên thiếu, Bác đã từng thèm một món đồ chơi, ước ao một bộ quần áo mới để mặc tết, Bác cũng mồ côi mẹ từ năm lên 9 lên 10, Bác đã phải bế em trèo trẹo bên hông để đi xin sữa cho em từ sau ngày mẹ mất”…

Tâm của một nhà giáo trẻ

Cô Thanh Nhung bộc bạch với chúng tôi về những điều đọng lại từ cuộc thi. Câu chuyện rất giản dị về Bác nhưng đã để lại trong hậu thế nhiều bài học quý, nhất là với lĩnh vực giáo dục. Cô Nhung khẳng định: “Trước hết là bài học về ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Để đáp ứng sự kỳ vọng, mong mỏi của Bác, mỗi công dân nên ra sức học tập, rèn luyện không ngừng. Kế đến là bài học về sự quản lý. Muốn quản lý tốt phải biết được cái hay – dở của đối tượng. Hình ảnh của cậu bé Quốc “lủi” trong câu chuyện không phải xa lạ với mỗi giáo viên hiện nay. Giáo dục ngày nay không còn những ngôi trường giăng đầy dây thép gai nhưng chúng ta vẫn phải đau đầu vì tỷ lệ học sinh bỏ học. Trước tình hình đó, dự án “Môi trường thân thiện – trường học thân thiện” ra đời, đem lại niềm tin về một môi trường giáo dục thân thiện trong tương lai. Cuối cùng là bài học về trách nhiệm của mỗi nhà giáo. Mỗi thầy cô cần đem tất cả tấm lòng làm cha mẹ để chăm sóc, dạy bảo học sinh. Thực tế, thời gian gần đây vẫn còn nhiều vấn đề gây nên nỗi đau chung cho toàn xã hội như nạn gian lận trong thi cử; bệnh thành tích trong giáo dục; nạn chạy trường, chạy điểm, chạy bằng cấp; sự sa sút đạo đức nghề nghiệp ở một số giáo viên… Hưởng ứng đợt vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngành giáo dục đã triển khai đợt vận động “Hai không”, cuộc vận động “Dân chủ – kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” với sự theo dõi, kiểm tra, đánh giá trung thực khách quan. Đồng thời ban hành văn bản quy định về đạo đức nhà giáo”. Dù còn là giáo viên trẻ, cô Thanh Nhung vẫn có rất nhiều suy tư, trăn trở về công việc của mình. “Mỗi ngày, tôi phải luôn nhìn lại mình. Học sinh chưa ngoan, phải xem lại mình đã giáo dục đúng mức chưa. Khi học sinh chưa giỏi, phải xem lại và điều chỉnh phương pháp giảng dạy kịp thời. Có nhiều đêm, tôi không thể ngủ được vì đủ thứ chuyện của học trò. Nhưng giờ, với tôi học trò đã trở thành niềm vui không thể thiếu”.

Với cô Thanh Nhung, cuộc thi không chỉ mang lại giá trị giải thưởng. Đây còn là dịp cô thẳng thắn nhìn nhận mình, không che giấu khuyết điểm mà luôn tìm cách khắc phục. Cô Nhung chân thành: “Là một giáo viên trẻ với kinh nghiệm lẫn suy nghĩ còn non nớt, cũng có lúc tôi đã lơ là trong công tác chủ nhiệm, chưa nắm rõ hoàn cảnh học sinh, có khi biến giờ dạy học trở nên căng thẳng vì một vài học sinh không làm đúng ý.  Qua đợt vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và từ câu chuyện đã kể, tôi dần nhận thức rõ hơn về công việc, biết mình cần phải làm gì cho bản thân, gia đình, đất nước. Từ cách giáo dục nhẹ nhàng của Bác trong câu chuyện, tôi rút ra cho mình bài học biết lắng nghe học sinh, cảm thông các em nhiều hơn và không quên thưởng tặng khuyến khích các em có nhiều cố gắng. Tôi muốn làm cho học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Những ngày này, cô giáo Nhung và gia đình thêm niềm hạnh phúc chuẩn bị đón chào đứa con đầu đời trong vài tháng tới…

MÊ TÂM

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)