Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cô giáo đồng bằng xoa dịu nỗi đau cho những phận đời

Tạp Chí Giáo Dục

Hàng chc năm nay, cô Dương Hng Thy – GV Trưng THPT Trn Đi Nghĩa (TP.Cn Thơ) và các nhà ho tâm đã góp phn thp lên ngn la m áp, xoa du ni đau cho nhng phn đi nghèo khó. Cô còn là nhà giáo mu mc, hết lòng vì HS thân yêu.

Công trình tuyến giao thông ti xã Tân Qui Trung trong ngày đưa vào s dng. Cô Thy (đng th hai bên phi)

1. Một buổi chiều đầu năm 2019, tôi tìm đến nhà cô Dương Hồng Thủy. Căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm yên tĩnh trên đường Cao Thắng (P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều) – tổ ấm của cô và ông xã (GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ).

Khi tôi đến, cô Thủy đang gội đầu cho cha chồng là ông Hà Thái Bình – nguyên Bí thư TP.Cần Thơ, thuộc tỉnh Hậu Giang cũ (nay là Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Ông Bình đã 90 tuổi và bị tai biến đột quỵ từ năm 2012, sau đó di chứng liệt toàn thân và mất khả năng ngôn ngữ. Các anh chị, ai cũng có việc riêng, vậy là cô con dâu áp út (cô Thủy – PV) đảm nhận chăm sóc cha chồng trong bệnh viện. Năm 2014, khi xây xong nhà, cô rước ông Bình về chăm sóc. Đến nay ông cụ không còn nhận ra ai ngoài cô Thủy…

Nói chuyện với tôi, cô Thủy khoe vừa mua được một bao củ ngãi tượng (trị giá 2,5 triệu đồng). Ngãi tượng trị đau, nhức đầu, ổn định thần kinh. Ngãi tượng chỉ mọc trên núi và ngày càng khan hiếm.

“Trong chuyến công tác ở Kon Tum mới đây, ông xã đã tranh thủ mua một lượng khá lớn cây tắc kè đá, trị giá gần 3 triệu đồng. Đây là loại thuốc trị hiệu quả các bệnh gây đau nhức cơ thể, đau khớp. Trước đó, vào mỗi dịp đi công tác ở các địa phương là ông xã tôi lại tìm mua những thảo dược quý hiếm để bổ sung cho kho thuốc của tổ từ thiện”, cô Thủy nói.

Tôi biết được hoạt động từ thiện của cô Thủy thông qua lời khen và lòng biết ơn của rất nhiều bệnh nhân tại TP.Cần Thơ. Có những bệnh nhân bị bệnh tim, thoát vị đĩa đệm nặng, bác sĩ chỉ định mổ; hoặc tai biến liệt nửa người khi đến tổ từ thiện khám và được cấp thuốc uống đều khỏi bệnh. Tổ từ thiện chỉ điều trị bằng những cây thuốc, thảo dược của Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, cô Thủy là con thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em. Là gia đình truyền thống cách mạng, ông nội, ông ngoại và cha đều là liệt sĩ.

Cha hy sinh khi mẹ cô mới 35 tuổi. Do vậy từ lúc 5 tuổi cô Thủy đã phải đi giữ trâu cho một người khá giả trong xã, lấy tiền phụ mẹ. Khi học phổ thông, cô học một buổi, buổi còn lại bán bánh dạo… Những vất vả, thiếu thốn ấy khiến cô đồng cảm và yêu thương những người nghèo, những người không may trong xã hội.

Mt tiết dy ca cô Thy ti Trưng THPT Trn Đi Nghĩa

Ngoài việc cùng bạn bè đóng góp làm cầu, đường cho vùng nông thôn, cô Thủy còn theo học lớp lương y của bác sĩ Võ Tấn Hưng (Chủ tịch Hội Đông y TP.Cần Thơ) để có kiến thức về y học dân gian. Có kiến thức, cô dễ dàng tìm mua những cây thuốc nam đem về chặt, phơi khô và cung cấp cho các phòng khám từ thiện.

Trong một lần cùng nhóm bạn đi xây cầu cho vùng nông thôn huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ), cô biết được Tổ từ thiện thuốc nam của y sĩ Phạm Thị Tám – lúc ấy là căn nhà nhỏ bằng lá nằm kế bờ sông trên Tỉnh lộ 922. Cô đã cung cấp thuốc nam cho tổ từ thiện.

Năm 2008, huyện Cờ Đỏ triển khai chương trình giải tỏa nhà cặp các tuyến sông tỉnh lộ, tổ từ thiện dời về ấp 1, xã Tân Quới Trung, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thuộc vùng nông thôn sâu, khi mới dời về, cơ sở hoạt động rất khó khăn. Hầu hết tuyến giao thông là đường đất, khi mưa xuống là sình lầy, trơn trượt, xe đạp và xe gắn máy không thể di chuyển. Cô Thủy và thầy Toàn làm tuyến đường xi măng hơn 500m dẫn vào tổ từ thiện; đồng thời vận động bạn bè, các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng cơ sở. Đến nay cơ sở của tổ từ thiện là dãy nhà khang trang, xây dựng kiên cố với phòng khám, phòng lưu trú cho bệnh nhân ở xa, nhà ăn, đặc biệt có cả kho chứa thuốc, máy bào thuốc và máy cưa cây thuốc lớn. Mỗi ngày tổ từ thiện điều trị cho trên dưới 60 lượt người, hốt khoảng 800 thang thuốc cho các bệnh nhân. Mỗi tháng cô Thủy dành hơn 10 triệu đồng (gồm tiền lương của cô và làm kế toán cho các doanh nghiệp) để trang trải cho hoạt động của tổ.

Hàng năm, tổ từ thiện còn phát 400 tấn gạo và quà Tết cho các hộ nghèo, người già neo đơn; trong đó cô Thủy hỗ trợ 300 tấn. Ngoài ra, với hỗ trợ của bạn bè, sự “chia lửa” của ông xã, cô Thủy còn xây dựng Quỹ khuyến học để trao tặng học bổng, tập vở cho HS nghèo…

2. Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm địa lý Trường ĐH Cần Thơ, cô được phân công dạy ở Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, Cần Thơ.

Năm 1992, thầy Hà Thanh Toàn được học bổng thạc sĩ tại Hoa Kỳ. Hoàn thành thạc sĩ, thầy được Trường ĐH Cần Thơ cử đi học tiến sĩ. Để chồng an tâm học tập, năm 1995 cô Thủy xin nghỉ dạy sang Mỹ tìm việc làm để nuôi chồng. Năm 1999, thầy Toàn bảo vệ luận án tiến sĩ đạt xuất sắc, dù nhiều công ty ở Hoa Kỳ mời làm việc với mức lương rất cao nhưng thầy từ chối. Và cả gia đình trở về Việt Nam. Năm 2009, cô Thủy vào công tác tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa.

Là nhà giáo, cô Thủy tích cực nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy đem lại hiệu quả cao cho người học. Khi giảng dạy, cô không lệ thuộc thời gian mà tập trung giúp HS hiểu bài, nắm được trọng tâm, làm được các bài tập. Nếu “cháy giáo án” cô xin dạy thêm vào buổi chiều. Đối với những em lực học yếu cô khích lệ và khen thưởng khi có tiến bộ. Những HS có hoàn cảnh khó khăn, cô tặng học bổng, tập vở, quần áo và thông tin cho Hội Khuyến học trường để hỗ trợ.

Tình yêu thương vô bờ bến của cô Thủy đã giúp nhiều HS có hoàn cảnh đặc biệt hoàn thành chương trình THPT và học lên CĐ, ĐH. Một trong số đó là em Nguyễn Thanh Tòng. Cha mất sớm, mẹ tái giá và sinh được 2 đứa con thì người chồng phụ bạc đi theo người khác. Tòng vừa học vừa làm phụ hồ, bán vé số để giúp mẹ nuôi các em. Dù vất vả nhưng Tòng học giỏi đều các môn và rất ngoan. Thương Tòng, cô Thủy hỗ trợ học bổng và đề nghị trường miễn mọi khoản đóng góp. Tốt nghiệp THPT với tổng điểm khá cao, theo gương “mẹ Thủy” (cách Tòng gọi cô Thủy – PV), Tòng đăng ký học ngành sư phạm Trường ĐH Cần Thơ. Vì Tòng vừa học vừa làm thêm nên cô Thủy mua tặng em chiếc xe gắn máy để đi lại, hỗ trợ kinh phí khi em đi thực tập. Không phụ lòng cô, Tòng luôn đạt sinh viên giỏi trong học tập và rèn luyện.

Từ năm học 2009-2017, phụ trách Tổ trưởng Tổ văn – địa, cô Thủy tạo mối đoàn kết trong tổ; đẩy mạnh dự giờ thăm lớp; chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong giảng dạy, quản lý lớp, giáo dục HS cá biệt; động viên và hỗ trợ nhiều thầy cô trong tổ đạt GV giỏi các cấp. Cô có những sáng kiến kinh nghiệm đem lại hiệu quả cao như “Phương pháp ôn tập môn địa lý cho HS lớp 12” được dùng chung trong trường. Đặc biệt, với chuyên đề “Tổ chức dạy tích hợp các bài trong một chương”, cô Thủy đã được Bộ GD-ĐT trao giải nhất quốc gia cuộc thi soạn giáo án do bộ tổ chức. Nội dung chuyên đề bao gồm từ bài 12 đến bài 20 môn địa lý lớp 10, xoay quanh kiến thức về vỏ trái đất và khí hậu. Với sự kết hợp các phương pháp, GV tổ chức nhiều hoạt động như: phối hợp cách dạy truyền thống và ứng dụng công nghệ thông tin, phát vấn; Hướng dẫn HS tìm tài liệu, làm việc nhóm, tham gia một số hoạt động trải nghiệm, thảo luận và thuyết trình, làm các bài tập. Phương pháp dạy tích hợp này giúp HS khắc sâu những kiến thức cơ bản, có cái nhìn tổng thể về cấu trúc vỏ trái đất và khí hậu… Chuyên đề với phương pháp giảng dạy mới này là một trong những phương pháp được Bộ GD-ĐT đưa vào chương trình GD phổ thông tổng thể.

Cô Thủy cũng giúp đỡ nhiều đồng nghiệp vượt qua khó khăn. Đơn cử như trường hợp cô Nguyễn Thị Út – nhóm trưởng nhóm địa lý. Cô Út một mình nuôi con nhỏ, lại ở nhà thuê nên cô Thủy đề nghị Ban Giám hiệu nhà trường cho mẹ con cô vào ở trong khu tập thể của trường, đồng thời đề xuất Công đoàn ngành giáo dục TP.Cần Thơ hỗ trợ cô Út.

Thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa – nhận xét: “Trong công tác bồi dưỡng, năm nào cô Thủy cũng có HS đạt giải trong cuộc thi HS giỏi cấp TP, nhiều em đạt giỏi cấp quốc gia. Thi tốt nghiệp THPT, môn địa lý các lớp do cô phụ trách luôn đạt tỷ lệ trên trung bình cao hơn tỷ lệ của TP. Cô soạn đề cương ôn thi và các đề thi trắc nghiệm, bỏ tiền in rồi tặng cho HS. Trong trường, cô đối xử hòa nhã, ân cần và giúp đỡ các đồng nghiệp…”.

Đan Phưng

 

 

Bình luận (0)