Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Cô giáo nhỏ với những việc… không nhỏ

Tạp Chí Giáo Dục

“Cuc sng s rt t nht nếu tôi không có hc sinh. Các em là nim đng viên, khích l đ tôi nh nhàng bưc qua khó khăn, gii quyết nhng vic khó”, cô Đào Th V – giáo viên B môn Giáo dc quc phòng Trưng THPT Cn Thnh (huyn Cn Gi, TP.HCM) m đu câu chuyn  vi chúng tôi như vy.

Cô Đào Th V và hc sinh ca mình

Chỉ tay về nhóm học sinh đang chơi bóng chuyền, cô Vỵ bảo, đó là học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Mỗi em một hoàn cảnh nhưng tựu trung là con nhà nghèo, ngoan và học giỏi. Trước mắt chúng tôi là những em học sinh đen nhẻm, mặn mòi của dân xứ biển Cần Giờ, nhỏ thó so với cái tuổi 16-17.

“Bên trong dáng người nhỏ nhắn (cân nặng khoảng 40kg) rất dễ bị nhầm là học sinh ấy lại là một con người hoạt bát, nhanh nhạy và mạnh mẽ”. Hầu hết học sinh chúng tôi tiếp xúc hôm ấy đều nhận xét như vậy về cô giáo của mình. Nói về cơ duyên đến với nghề giáo, cô Vỵ cho biết: “Hình ảnh người lính qua từng trang sách, rồi lớn lên biết cha mình cũng là người lính từng tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc với lối sống giản dị, chân chất cùng tình cảm của thầy cô giáo ở trường đã chắp thêm đôi cánh để tôi chọn học ngành sư phạm giáo dục quốc phòng tại ĐH Vinh”.

Ngoài giảng dạy Bộ môn Giáo dục quốc phòng, dù còn rất trẻ (sinh 1991) nhưng cô Vỵ được Ban Giám hiệu nhà trường tin tưởng phân công làm giáo viên chủ nhiệm, được học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp hết lòng tin yêu, kính trọng. Mỗi chiều, trong bộ đồng phục thể thao, cô Vỵ vào sân bóng chuyền vừa để tạo không khí và cũng là người hướng dẫn học sinh chơi bóng đúng kỹ thuật. Hoạt động phong trào, TDTT của Trường THPT Cần Thạnh có từ rất lâu nhưng công sức vun đắp và phát triển như hôm nay có một phần công sức của cô Vỵ. Câu lạc bộ Bóng chuyền, Bóng rổ do cô khởi xướng được Ban Giám hiệu đồng ý thành lập cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế và niềm đam mê của học sinh. “Bên cạnh học văn hóa, học sinh rất cần hoạt động TDTT để rèn luyện, và hơn hết là tạo sân chơi lành mạnh thu hút các em, nói không với game online. Ban đầu tưởng chừng là khó nhưng nay đã thành công, nhiều em sau giờ học vùi đầu vào máy tính ở tiệm game nay đều đặn có mặt ở sân bóng đến tối mịt mới về nhà tắm rửa, ăn cơm và học bài. Và trên hết đó là học lực của các em cũng ngày càng khá hơn”, cô Vỵ tự hào.

Sau giờ lên lớp, cô trở về ký túc xá với hai đồng nghiệp – là căn phòng nhỏ trong khuôn viên trường được cải tạo lại làm nơi ở tạm cho giáo viên độc thân. Căn phòng trống không, ngoài chiếc bàn soạn giáo án, không có tủ lạnh, có chiếc ti vi đời cũ chỉ để… trang trí vì không có ăng-ten. Tuy phòng ở còn thiếu thốn nhưng cũng giúp cô Vỵ và đồng nghiệp tiết kiệm được một khoản tiền thuê nhà. “Ở đây giá phòng trọ không cao nhưng với đồng lương mới ra trường vài năm thì đó là một khoản tiền không nhỏ”, cô Vỵ nói.

Phương tiện giải trí cũng như tìm kiếm tài liệu giảng dạy là chiếc điện thoại smartphone xài ké wifi của căng tin trường. “Nghe radio từ thuở nhỏ riết rồi quen, thích nhiều chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi mang chiếc máy radio từ quê vào nhưng không bắt sóng được, đành phải cất làm kỷ niệm”, cô Vỵ cho biết. Căn phòng ấy, cô Vỵ cũng đã từng nếm trải một cái Tết không người thân vì điều kiện không cho phép. Cô Vỵ kể: “Người ta về quê ăn Tết hết cũng tủi thân. Lúc đó, ước giá như cánh cửa thần kỳ của mèo máy Doraemon có thật để mở cửa là có thể về đến ngôi nhà dấu yêu với cha mẹ, anh em, dù chỉ giây phút ngắn”.

Hầu hết học sinh Trường THPT Cần Thạnh là con nhà nghèo, quanh năm cần mẫn ở ruộng muối, cuộc sống đắp đổi qua ngày với những mẻ lưới gần bờ. Nhiều em trước và sau giờ học còn phải bươn chải bắt từng con nghêu, con ốc để lấy tiền đóng học phí… Về công tác ở trường chưa lâu nhưng với cô Vỵ, đó là một khoảng thời gian đẹp cho cô nhiều kinh nghiệm sống cũng như giáo dục học sinh. Nhắc đến học sinh của mình, cô không giấu niềm hãnh diện: “Các em rất ngoan hiền, lễ phép, học hành đâu ra đó. Các em chính là động lực để chúng tôi yên tâm công tác, quên đi thiếu thốn mà làm tròn nhiệm vụ của mình”.

Bên cạnh học sinh ngoan cũng có một số em còn ngỗ nghịch, ham chơi học hành sa sút – là nỗi lo, trăn trở của giáo viên. Tuy nhiên, với cô Vỵ, để dạy dỗ một học sinh chưa ngoan không khó, cái khó là mình chưa có cách tiếp cận, gần gũi các em để có phương pháp tốt nhất. Tuy nhiên, trước tiên bản thân mình phải là tấm gương cho các em, dù chỉ là việc nhỏ nhất. “Thời học sinh, ai cũng thế, có lúc bồng bột, thiếu suy nghĩ làm điều không hay khiến cha mẹ, thầy cô phiền lòng. Do đã trải qua thời gian đó nên tôi thông cảm, từ đó biết cách dạy dỗ để học sinh thay đổi dần, cứ nhẹ nhàng theo kiểu mưa dầm thấm lâu”, cô Vỵ chia sẻ.

T.Anh

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)